Đột phá trong điều trị ung thư bằng công nghệ chỉnh sửa gene

Bước tiến mới trong điều trị ung thư bằng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR.

Cách hồi phục sức khỏe sau điều trị ung thư

Có phương pháp nào điều trị ngoại tâm thu không dùng thuốc không?

Thử nghiệm đầu tiên vaccine phòng và điều trị ung thư vú trên người

Tìm hiểu công nghệ SPOT-MAS trong tầm soát ung thư sớm

Theo đó, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR thực hiện sửa đổi tế bào miễn dịch của các bệnh nhân ung thư, nhằm kích hoạt chúng chống lại các khối u. 16 bệnh nhân ung thư bao gồm ruột kết, vú và phổi đã tham gia vào quá trình nghiên cứu.

Kết quả được đăng trên Tạp chí Nature cho thấy, gene của các tế bào miễn dịch của người bệnh đã được chỉnh sửa để thêm 175 thụ thể miễn dịch đặc hiệu ung thư mới được phân lập. Nhóm nghiên cứu cho biết, điều đó sẽ cho phép các tế bào nhận ra và nhắm mục tiêu các đột biến trong tế bào ung thư của chính bệnh nhân.

Công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR trước đây đã được sử dụng để loại bỏ các gene cụ thể để hệ thống miễn dịch có thể tăng cường tấn công các tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu cho biết, đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được sử dụng để đưa các mục tiêu đặc hiệu ung thư mới vào các tế bào miễn dịch.

Đồng tác giả, Tiến sĩ Antoni Ribas, giáo sư tại Đại học California (Mỹ) và là giám đốc Chương trình Miễn dịch khối u tại Trung tâm Ung thư Toàn diện UCLA Jonsson cho biết: "Đây là một bước tiến nhảy vọt trong việc phát triển một phương pháp điều trị ung thư được cá nhân hóa, trong đó việc cô lập các thụ thể miễn dịch giúp nhận biết các tế bào đột biến trong bệnh ung thư của chính bệnh nhân được sử dụng để điều trị ung thư".

"Việc tạo ra một phương pháp điều trị tế bào cá nhân hóa cho bệnh nhân ung thư sẽ không khả thi nếu không nhờ sự phát triển của kỹ thuật CRISPR giúp thay thế các thụ thể miễn dịch trong các chế phẩm tế bào cấp lâm sàng trong một bước duy nhất" - Tiến sĩ Antoni Ribas nhấn mạnh.

Kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR được mệnh danh là kéo di truyền

Kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR được mệnh danh là "kéo di truyền"

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi bệnh nhân ung thư đều có các thụ thể khác nhau và cụ thể trên các tế bào miễn dịch của họ để "tìm kiếm" và nhắm mục tiêu vào các khối u. Vì sự khác nhau của các thụ thể này trên mỗi bệnh nhân, nhóm nghiên cứu đã tìm ra phương pháp hiệu quả để cô lập các mục tiêu này và đưa chúng trở lại các tế bào miễn dịch, tạo ra một liệu pháp miễn dịch cá nhân hóa, giúp điều trị cá thể hóa cho các bệnh ung thư.

Trong nghiên cứu này, đã có 3 chế phẩm của các tế bào miễn dịch được chỉnh sửa gene đã được truyền trở lại bệnh nhân ung thư sau khi họ được hóa trị, với tổng số 37 lần truyền cho 16 bệnh nhân. Ngoài ra, khi sinh thiết, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, các tế bào bị biến đổi gene thường chiếm 20% tế bào miễn dịch hàng đầu trong bệnh ung thư.

Mặc dù kết quả của nghiên cứu còn hạn chế, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra cách sử dụng CRISPR để chống lại bệnh ung thư. Hóa trị và xạ trị có hiệu quả đối với nhiều bệnh nhân, nhưng các liệu pháp này cũng giết chết các tế bào khỏe mạnh trong quá trình tiêu diệt ung thư. 

Các liệu pháp bằng công nghệ gene có thể cung cấp phương thức điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân và chỉ hạn chế tế bào ung thư và không gây ảnh hưởng lên tế bào khoẻ mạnh khác. Thêm vào đó, liệu pháp truyền thống có thể không có tác dụng lên một số bệnh nhân, hoặc một số người bị tái phát sau khi khỏi bệnh.

Kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR được mệnh danh là "kéo di truyền", được phát triển bởi hai nhà khoa học Jennifer A. Doudna và Emmanuelle Charpentier, cho phép đưa trình tự DNA mong muốn vào bất kỳ vị trí nào của bộ gene, qua đó sửa đổi hoặc bất hoạt một gene. Kỹ thuật này hiện đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu y sinh và một số liệu pháp dựa trên CRISPR đang được thử nghiệm lâm sàng để điều trị các chứng bệnh như rối loạn máu ở người, một số loại ung thư và HIV, cùng nhiều bệnh lý khác. 

 
Hiệp Nguyễn (Theo UPI)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin