Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo thể hiện sự lạnh lùng, bản lĩnh (ảnh VnExpress)
Cách sử dụng cúc La Mã để điều trị nấm
Hạn chế một số thực phẩm sau giúp bạn có túi mật khỏe mạnh hơn
Tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh sẽ làm tăng tốc độ lão hóa sớm
Tập thể dục thế nào để tăng cường trí nhớ?
Hãy trở lại với các phiên bản khác nhau của Đội tuyển Việt Nam trong quá khứ, để trả lời một câu hỏi: Ở cái quá khứ ấy, đã bao giờ chúng ta có một đội tuyển "lạnh" như vậy hay chưa?
Năm 2008, Đội tuyển Việt Nam thời Henrique Calisto lần đầu tiên vô địch AFF Suzuki Cup và đấy là một chức vô địch mang đầy tính cảm xúc. Một chức vô địch mà chúng ta chỉ có nó sau cái phút xuất thần của Lê Công Vinh ở tận phút thứ 90+3 trong trận chung kết lượt về với Thái Lan.
Một chức vô địch mà trong hành trình chạm vào nó chúng ta đã phải đi qua rất nhiều những hỉ nộ ái ố, bắt đầu từ trận thua Thái Lan ở trận đầu tiên, nối tiếp với trận thắng hú hồn trước Malaysia ở những phút cuối cùng... Nó khác hẳn với cái hành trình vô địch rất "lạnh" và rất "tĩnh" ở AFF Cup 2018.
Đấy là so sánh cụ thể giữa hai phiên bản đội tuyển ở hai giải đấu mà chúng ta lên ngôi vô địch, còn nếu phải so sánh về mặt đặc tính, không khó nhận ra các đội tuyển Việt Nam dưới thời các ông thầy Riedl, Calisto, Falko Goetz, Toshiya Miura luôn có đặc tính "nóng" nhanh mà "xìu" cũng nhanh. Đơn cử rõ nhất là hai trận bán kết AFF Suzuki Cup năm 2014, khi thầy trò Miura từng thắng oanh liệt 2-1 trên sân Malaysia nhưng sau đó lại vỡ mặt 2-4 trên sân nhà mình.
Lý do cuối cùng, rất quan trọng nằm ở cách tổ chức đội bóng của các huấn luyện viên. Bởi vẫn với lứa cầu thủ này nhưng cựu HLV Nguyễn Hữu Thắng tổ chức đội bóng khác hẳn HLV đương nhiệm Park Hang-seo, và kết quả mà hai HLV đạt được là trái ngược.
HLV Park Hang-seo luôn lấy tiêu chí phong cách cầu thủ làm đầu (Ảnh VnExpress)
Nếu HLV Nguyễn Hữu Thắng luôn lấy quân Hoàng Anh làm nòng cốt và triệt để theo đuổi triết lý tấn công thì ông Park Hang-seo lại xây dựng đội bóng trước hết từ hàng phòng thủ. Cái cách ông Park sử dụng con người cũng thể hiện rất rõ: ông là một nhà cầm quân công bằng, lý tính và luôn lấy tiêu chí phong cách cầu thủ làm tiêu chí hàng đầu.
Tất cả những điều đó dẫn tới một kết luận: kể từ thời bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với làng túc cầu châu Á (năm 1991), đến bây giờ mới có một Đội tuyển Việt Nam thực sự lạnh lùng.
Tháng 11, Đội tuyển Việt Nam sẽ đấu 2 trận rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới thành quả cuối cùng tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á trước UAE và Thái Lan trên sân nhà Mỹ Đình. Quan sát những động tĩnh của 2 đối thủ này, đặc biệt là từ phía Thái Lan, không khó nhận ra họ đang muốn làm mọi thứ nóng lên.
Ví dụ rõ nhất là ông HLV trưởng Thái Lan, Nishino đột nhiên chỉ trích trung vệ Bùi Tiến Dũng đã nằm sân ăn vạ trong trận lượt đi Thái Lan - Việt Nam trên đất Thái. Xin được nhắc lại, đấy là một trận đấu đã qua, kết thúc với tỷ số 0-0.
Quan sát Đội tuyển Việt Nam dưới thời Park Hang-seo, ông Nishino thừa hiểu sức mạnh của hàng phòng ngự kỷ luật và một phong cách thi đấu lạnh lùng. Chính vì sức mạnh ấy mà quân ông dù làm đủ cách, đủ kiểu cũng không thể khoan thủng được Việt Nam trong trận lượt đi. Vì thế chăng mà ông tung ra một phát biểu - một đòn tâm lý để "kích" cầu thủ Việt Nam nóng lên trong trận lượt về? Rõ ràng, một Đội tuyển Việt Nam "nóng" sẽ dễ trị hơn nhiều một Đội tuyển Việt Nam "lạnh".
Điều này có thể được lý giải ở khía cạnh, trong rất nhiều thời điểm của quá khứ, các thế hệ cầu thủ Việt Nam rõ ràng là bất thường hơn và khó nắm bắt hơn so với một thế hệ tinh tươm, sạch sẽ hôm nay. Thêm một lý do nữa, những va chạm quốc tế của những lứa cầu thủ này có lẽ là chưa đủ lớn và cũng không có được người thầy, người cha tâm lý và giỏi truyền cảm như ông Park.
Nhưng điều ông Nishino kém ngài Park ở chỗ ông dễ bị dao động bởi giới chuyên môn và truyền thông Thái Lan mà luôn thay đổi đội hình so với chủ trương ban đầu là xây dựng lối chơi không tiền đạo cho tuyển Thái Lan. Điều đó cho thấy bản lĩnh của kẻ đánh thuê này cũng rất nghiêng ngả. Trong khi đó, thầy Park rất kiên định với triết lý lối chơi và cách chọn tuyển thủ cũng như đội hình của mình?
Vậy mới có thơ rằng:
Truyền thông các nước quả hồn nhiên
Mọi thứ tung ra khắp mặt tiền
Thượng cám hạ vàng khai trước hết
Bên ngoài nội bộ lộ đầu tiên
Lão thầy Nhật Bản ưa chơi trội
Ông giáo Nam Hàn chán nổi điên
Ngài Park lạnh lùng không đếm xỉa
Chiến binh tâm thế cũng bình yên
Bình luận của bạn