Xì mũi cũng cần thực hiện một cách an toàn
Bệnh viêm mũi xoang: Không tự khỏi - Dễ biến chứng
Infographic: Gợi ý tinh dầu cho người bị viêm xoang trong ngày lạnh
Thuốc Nam trong vườn: 4 loại cây chữa viêm phế quản
Trị ho hiệu quả bằng trà vỏ lựu
Theo BS. Zachary Rubin – chuyên gia về bệnh dị ứng ở trẻ em, Trung tâm Y tế Oakbrook (Mỹ), việc xì mũi giúp loại bỏ các chất bụi bẩn và dịch nhầy trong mũi ra ngoài. Tuy nhiên, xì mũi không đúng cách có thể gây ra áp lực lớn lên các mạch máu rất mỏng manh trong mũi. Đây là lý do không ít người bị chảy máu cam sau khi xì mũi. Dù vậy, hiện tượng chảy máu mũi này có thể tự cầm máu mà không cần phải chăm sóc y tế.
Ngoài ra, áp lực từ luồng hơi có thể đẩy virus, vi khuẩn từ mũi đi vào sâu trong ống mũi. Đây là vị trí nguy hiểm, nơi tiếp giáp với sau họng và ống Eustachian (vòi nhĩ) nối với tai giữa, làm tăng nguy cơ viêm tai.
Theo các chuyên gia y tế, thở mạnh bằng mũi có thể gây ra thay đổi áp suất bất thường ở phía sau màng nhĩ, gây ra đau tai. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, người bệnh còn có thể bị thủng màng nhĩ. Thậm chí, xì mũi quá mạnh còn có thể làm nứt các xương rất nhỏ ở tai trong.
Xì mũi đem lại sự thông thoáng, dễ thở người bị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc viêm đường hô hấp. BS. Rubin khuyến nghị cách hỉ mũi an toàn nhất là bịt một lỗ mũi, mũi bên kia xì ra chậm rãi vào một tờ khăn giấy. Bạn nên hỉ mũi nhẹ nhàng, không nên dùng sức quá mạnh. Sau đó, đổi bên và thực hiện tương tự. Sau khi xì mũi, đừng quên rửa tay bằng xà phòng để không lây truyền virus, vi khuẩn cho người khác.
Khi xì mũi vào khăn giấy, bạn đừng bóp mũi quá chặt. Việc làm này khiến luồng hơi không thoát ra khỏi mũi và thay vào đó có thể gây ra các vấn đề với xoang.
Nghẹt mũi thường xảy ra khi niêm mạc trong mũi bị sưng viêm, hệ miễn dịch kích thích mũi tiết ra chất nhầy để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus. Đường thở cũng bị thu hẹp tạm thời, khiến bạn khó hít thở bằng mũi. Ngoài bệnh cảm lạnh và cảm cúm, người bị dị ứng, viêm xoang cũng dễ gặp triệu chứng này.
Trước khi xì mũi, bạn có thể rửa mũi với nước muối sinh lý. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn có thể dùng xịt thông mũi hoặc xông mũi với hơi nước nóng để làm loãng chất nhầy, thông thoáng đường thở tạm thời.
Bình luận của bạn