Mẹo giúp bạn ngủ ngon trong kỳ kinh nguyệt

Giấc ngủ ngon là điều quan trọng đối với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Nên ăn và tránh gì để có giấc ngủ ngon hơn?

6 bí quyết giúp bạn ngủ ngon, mơ đẹp

Bác sĩ chia sẻ phương pháp "10-3-2-1-0" giúp bạn ngủ ngon hơn

Gifographic: 8 động tác giãn cơ giúp bạn dễ ngủ

Theo Mirror, nghiên cứu cho thấy 3/4 phụ nữ bị gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm khi họ đang trong kỳ kinh nguyệt.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​trên 1.000 phụ nữ đang có kinh nguyệt cho thấy, 53% cảm thấy lo lắng vào ban đêm khi đến kỳ kinh nguyệt và sẽ làm bất cứ điều gì để có được một giấc ngủ yên bình. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, những người có 1 đêm ngủ gián đoạn có thể thức dậy tới 5 lần, mỗi lần thức tới 30 phút (chiếm tới 70%).

Ngủ trong tư thế bào thai và mặc thêm nhiều lớp quần áo là một trong những điều phụ nữ làm để cố gắng cải thiện giấc ngủ. Khi được hỏi điều gì gây ra tình trạng khó ngủ, 38% cho biết đó là vì họ lo lắng về rò rỉ, 30% đứng dậy thay đồ bảo vệ và 25% cảm giác khó chịu khi nằm.

Theo chuyên gia về giấc ngủ Hannah Shore, làm việc tại Silentnight, cho biết: “Không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất. Chúng ta càng ngủ ít khả năng chịu đau càng giảm và chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ những lời khuyên hữu ích giúp phụ nữ có được một đêm ngủ không bị gián đoạn”.

Tác động của giấc ngủ không ngon cũng có thể ảnh hưởng vào ngày hôm sau với 68% thừa nhận họ cảm thấy cáu kỉnh hơn, 51% không thể tập trung và 47% cho biết họ phải mất từ vài ngày đến 1 tuần để bắt kịp giấc ngủ sau kỳ kinh.

Như vậy, giấc ngủ rất quan trọng và trở nên cần thiết hơn trong thời kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn:

Điều chỉnh nhiệt độ

Cơ thể bạn nóng lên trong kỳ kinh nguyệt và khi ngủ, nhiệt độ cơ thể cần giảm một vài độ để có được giấc ngủ chất lượng. Tránh tắm vòi sen/tắm nước nóng hoặc tập thể dục trước khi đi ngủ. Bạn nên mặc đồ ngủ nhẹ và mát. Nếu bạn thường xuyên phải vật lộn với tình trạng quá nóng suốt đêm, hãy thử tránh nệm xốp hoạt tính vì nó có thể giữ nhiệt và khiến bạn nóng hơn. Một tấm vải nỉ lạnh hoặc một cốc nước lạnh có thể giúp ích trong những đêm đặc biệt khó chịu này.

Thiết lập thói quen ngủ

Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày, ngay cả vào cuối tuần. Điều này khiến cơ thể bạn sẽ quen với việc sản xuất đúng loại hormone vào đúng thời điểm trong ngày (hormone giúp ngủ như melatonin vào buổi tối và các hormone thúc đẩy hoạt động thức giấc như cortisol trong ngày). Từ đó, bạn sẽ dễ ngủ và thức dậy dễ dàng hơn.

Ánh sáng

Ánh sáng là tín hiệu bên ngoài chính giúp bạn điều chỉnh việc sản xuất hormone ngủ - thức. Ánh sáng buổi sáng chói chang sẽ ức chế hormone ngủ khiến bạn cảm thấy tỉnh táo. Ánh sáng buổi tối buồn tẻ, tối hơn sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất các hormone ngủ như melatonin giúp bạn dễ ngủ hơn.

Luôn có thuốc giảm đau

Thức dậy giữa đêm và bật đèn để tìm thuốc giảm đau sẽ làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì vậy, hãy để thuốc giảm đau bên cạnh giường hoặc ở nơi dễ lấy. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu đang trải qua những cơn đau dữ dội.

 
Lê Tuyết (Lược dịch theo Mirror)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp