Hội nhập TPP mang đến cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp TPCN Việt Nam
Hiệp định TPP: Cơ hội cho ngành thực phẩm chức năng (P.1)
Hiệp định TPP: Thách thức lớn của ngành TPCN (P.2)
Hiệp định TPP: Quy hoạch ngành TPCN Việt Nam (P.3)
Hiệp định TPP: Chiếc "đòn bẩy" cho nền kinh tế Việt Nam
Chào ông, trong hội thảo “Doanh nghiệp Thực phẩm chức năng với hội nhập TPP: Những điều cần lưu ý”, ông có nói rằng Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp, đừng để doanh nghiệp "tự bơi" trong sân chơi TPP. Ông có thể nói rõ hơn về ý kiến này?
TPP là một sân chơi rộng, đặc biệt là có sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản - 2 cường quốc sản xuất và tiêu thụ TPCN lớn nhất thế giới. Nếu không có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các cơ quan ban ngành, tôi e là các doanh nghiệp TPCN Việt, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị "out" khỏi cuộc chơi sớm do sự cạnh tranh quá khốc liệt của thị trường.
Tôi lên tiếng đề nghị Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp. Hãy coi doanh nghiệp như là cây lúa, phải biết chăm bón nó mới tạo ra mùa vàng. Còn nếu coi nó là bầu sữa thì... cứ vắt rồi có ngày sữa kiệt. Kinh nghiệm từ WTO và nhiều hiệp định FTA cho thấy, có sự bùng nổ mạnh mẽ của doanh nghiệp FDI và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp Việt vươn ra khu vực và thế giới chưa nhiều. Đó là thực tế mà chúng ta cần lưu ý khi gia nhập TPP.
Trước những thách thức mà doanh nghiệp TPCN, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, doanh nghiệp nên có định hướng như thế nào để không bị thua thiệt dù có lợi thế “sân nhà” thưa ông?
Trên thực tế, trình độ của VN đang ở mức trung bình thấp so với các nước thành viên TPP. Đặc biệt, cái khó khăn hơn cả đối với doanh nghiệp VN vừa và nhỏ là làm thế nào để cởi mở cơ chế. Tôi thấy rằng, chúng ta hiện vẫn còn đang quá bị động, đang "há miệng chờ sung", thiếu sự học hỏi, sáng tạo và chưa thực sự sẵn sàng để đương đầu với những thử thách khi hội nhập TPP.
Bởi vậy, các doanh nghiệp bước đầu cần có sự tiếp cận với những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường nước ngoài, bao gồm cả những nước thành viên TPP, cũng như các nước châu Âu để tìm hiểu về nguyên liệu và thành quả sản phẩm của thế giới được nghiên cứu thành công.
Nên tận dụng thế mạnh của VN là giàu những sản phẩm về cây cỏ, thuốc nam và sự kế thừa những giá trị truyền thống, dày dặn kinh nghiệm về y học cổ truyền. Cần không ngừng năng động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu TPCN trong cả nước để có được những sản phẩm “đinh”, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thêm nữa, một việc đáng lưu tâm, tương đối cấp thiết là doanh nghiệp Việt cần làm như thế nào để có thể đảm bảo chất lượng và có thể tiếp quản sản phẩm một cách chặt chẽ trong bối cảnh hội nhập đảm bảo quản lý, kiểm nghiệm chặt chẽ các tiêu chuẩn thống nhất của thế giới. Vấn đề này cần có sự thảo luận, tranh luận giữa các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất, kinh doanh, phân phối, bao gồm cả những mặt hàng được tự do thương mại trên thị trường.
Sự kiện VN tham gia TPP được nhiều doanh nghiệp, chuyên gia quan tâm
Tham gia vào TPP, Mê Linh đã học hỏi và có được thành quả gì hay chưa?
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Mê Linh đã bắt đầu chuẩn bị hội nhập từ 2 - 3 năm nay. Chúng tôi phối hợp với Nhật, Mỹ, các nước châu Âu có những thành quả sản phẩm được cả thế giới công nhận và đang tiến hành tìm hiểu các giải pháp tối ưu để người dân VN có thể được sử dụng những thành quả tốt nhất của thế giới.
Tuy nhiên, VN là một nước đang phát triển, điều kiện, thu nhập bình quân của người VN chúng ta còn thấp. Đó chính là một dấu chấm hỏi và là thách thức rất lớn không chỉ đối với người tiêu dùng VN mà còn cả các công ty phân phối - sản xuất TPCN tại VN.
TPP sẽ chính thức triển khai trong vòng 1 năm nữa, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để không bị loại ra khỏi sân chơi TPCN thưa ông?
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và nghiên cứu VN, chúng tôi nhận thức được rằng cần phải tư duy đổi mới. Tức là tạo ra những sản phẩm mang tính hết sức sáng tạo và hoàn toàn đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng làm những sản phẩm nhái trên thị trường, kể cả các sản phẩm nước ngoài. Doanh nghiệp phải tự chủ trong nghiên cứu ứng dụng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm nội mà có thế mạnh.
Cuối cùng, như đã đề cập lúc đầu, chúng tôi rất mong Chính phủ, các cơ quan ban ngành tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp. Đồng thời, xem xét chỉnh sửa toàn bộ những quy định sao cho phù hợp khi hội nhập, tạo thuận lợi nhất có thể trong quá trình sản xuất kinh doanh cả ở VN và nước ngoài.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Bình luận của bạn