- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Trẻ bị táo bón do ăn uống không đúng cách và ít vận động
Táo bón có thể gây... đái dầm ở trẻ
Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa táo bón ở trẻ?
Trẻ táo bón uống thuốc không theo đơn có nguy hiểm?
Trẻ bị táo bón do dị ứng sữa bò phải làm sao?
Trẻ bị táo bón thường biểu hiện với những triệu chứng như đi cầu ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng, khô. Trẻ bị táo bón do ăn nhiều cơm, thịt, cá, trứng..., ăn ít ăn rau, trái cây hoặc bé không uống đủ lượng nước cần thiết.
Để giúp trẻ không bị táo bón, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Tạo thói quen đi cầu cho trẻ
Cha mẹ nên tập cho trẻ phản xạ có điều kiện để trẻ hình thành thói quen đi ngoài 2 lần mỗi ngày vào một giờ nhất định trong ngày.
Nên tập cho trẻ thói quen đại tiện đều đặn
Chú ý quan sát phân của trẻ
Cha mẹ nên chú ý kiểm tra phân của trẻ thường xuyên để nhận biết những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa của trẻ, chẳng hạn như táo bón. Nếu có máu trong phân, giấy vệ sinh có máu hoặc trẻ bị đau, cha mẹ nên đưa cháu đi khám sớm.
Thay đổi loại sữa với trẻ bú bình
Thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ thường ít khi bị táo bón do sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp tăng nhu động ruột của trẻ. Những trẻ ăn sữa công thức không đúng cách có thể sẽ bị táo bón. Khi đó, mẹ nên nhờ bác sỹ tư vấn về những loại sữa, đồ uống thay thế.
Trẻ bú bình dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ
Cắt giảm một số loại thực phẩm
Một số loại thực phẩm như bánh mì trắng, bánh quy giòn, gạo, mì ống và pho mát có thể gây nên chứng táo bón ở trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh hơn.
Cho trẻ ăn nhiều chất xơ
Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn chất xơ dồi dào, giúp thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ. Một số loại thực phẩm cũng rất giàu chất xơ như trái cây tươi, rau xanh, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, đậu, đậu lăng, các loại hạt...
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh
Uống nhiều nước
Ngoài chất xơ, trẻ em cũng nên uống nhiều nước để đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Hãy cho trẻ uống ít nhất 1 – 2 ly nước mỗi bữa ăn.
Cắt giảm sữa bò
Một số trẻ không muốn ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ do chúng bị no do sữa. Sau 1 tuổi, trẻ không nên uống nhiều hơn 2 ly sữa; Sau 9 tuổi, trẻ không nên uống quá 3,5 ly sữa mỗi ngày.
Cắt giảm nước ép trái cây
Nên cho trẻ ăn trái cây nếu bị táo bón kéo dài thay vì cho trẻ uống nhiều nước ép do trái cây thường giàu chất xơ, ít đường hơn nước ép trái cây.
Cho trẻ tập thể dục
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ.
Cho trẻ đi khám tại phòng khám nhi khoa
Nếu trẻ bị táo bón kéo dài và áp dụng các biện pháp trên không mấy hiệu quả, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm, tránh để trẻ bị táo bón nặng, bị giãn đại trực tràng...
Thu Hà H+ (Theo Foxnews)
Bình luận của bạn