Nhiều nguyên liệu thiên nhiên có tính kháng khuẩn tốt
Tử vi thứ Ba (22/4/2025): Nhân Mã cần thời gian nạp lại năng lượng
Điều nam giới cần biết trước khi sử dụng chiết xuất quả cọ lùn
Podcast: Làm thế nào để hạn chế trào ngược mà không phải bỏ cà phê?
Vụ sữa giả: Cần công khai sản phẩm do Rance Pharma và Hacofood sản xuất
1. Tỏi
Công dụng: Tỏi có chứa allicin, một hợp chất có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Tỏi được dùng từ lâu đời để chữa lành vết thương, nhiễm trùng và các vấn đề hô hấp. Nó có thể chống lại các vi khuẩn phổ biến như E. coli và Salmonella, thậm chí còn có hiệu quả với một số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Tỏi còn giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Cách dùng: Có thể dùng sống, chế biến trong nấu ăn hoặc dưới dạng viên bổ sung. Lưu ý, khi đập dập hoặc băm nhỏ tỏi, allicin sẽ được giải phóng tốt hơn.
2. Neem (cây xoan Ấn Độ)
Công dụng: Cây xoan Ấn Độ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Ayurveda. Các bộ phận của cây như lá, vỏ và hạt đều có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus, giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, các bệnh về da và các vấn đề răng miệng. Các hoạt chất trong cây xoan Ấn Độ cũng giúp thanh lọc máu và tăng cường miễn dịch.
Cách dùng: Lá cây xoan Ấn Độ có thể dùng ở dạng bột hoặc hồ đắp lên da để trị mụn, vết thương hoặc nấm da. Dầu từ cây xoan Ấn Độ dùng cho da đầu điều trị gàu.
3. Tinh dầu tràm trà (Tea Tree Oil)

Tinh dầu tràm trà có đặc tính khảng khuấn mạnh mẽ
Công dụng: Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Nó đặc biệt hữu ích với các bệnh ngoài da như mụn, nấm da chân, hắc lào và nấm móng. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà có tác dụng chăm sóc răng miệng rất hiệu quả.
Cách dùng:
Chỉ sử dụng ngoài da, không được uống. Nên pha loãng tinh dầu tràm trà với dầu nền trước khi thoa. Dầu nền (carrier oil) là loại dầu thực vật an toàn dùng để pha tinh dầu, phổ biến như dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu oliu nguyên chất…
Pha vài giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi thoa lên vết côn trùng cắn, vùng trầy xước, da bị viêm hoặc móng bị nấm. Ngoài ra, có thể cho vào nước súc miệng (không nuốt) để hỗ trợ làm sạch khoang miệng.
4. Nghệ
Công dụng: Nghệ chứa curcumin, một hoạt chất nổi tiếng có khả năng chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Nó giúp làm lành vết thương, chống nhiễm trùng, bảo vệ đường tiêu hóa, giảm viêm trong các bệnh mạn tính như viêm khớp.
Cách dùng: Có thể bôi ngoài da hoặc pha với sữa để uống trị cảm. Có thể dùng cùng tiêu đen để giúp cơ thể hấp thụ curcumin hiệu quả hơn.
5. Đinh hương
Công dụng: Đinh hương có chứa eugenol, một chất sát trùng mạnh với tác dụng kháng khuẩn và kháng virus. Nó được sử dụng trong giảm đau răng, viêm nướu, cũng như hỗ trợ hô hấp và tiêu hóa.
Cách dùng: Dầu đinh hương có thể dùng để giảm đau răng và nướu bằng cách: pha loãng một vài giọt dầu với dầu nền (như dầu oliu, dầu dừa) rồi dùng tăm bông chấm nhẹ vào vùng bị đau hoặc sưng viêm trong khoang miệng.
Ngoài ra, có thể thêm vài nụ đinh hương nguyên hạt vào trà nóng để làm dịu cổ họng, hỗ trợ hô hấp khi bị cảm. Đinh hương ở dạng bột hoặc nguyên hạt cũng có thể thêm vào món ăn, trà để hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy bụng.
6. Mật ong thô

Nên sử dụng mật ong thô để tối ưu lợi ích
Công dụng: Mật ong nguyên chất chứa hydrogen peroxide và các hợp chất có khả năng diệt khuẩn, lành vết thương và kích thích tái tạo mô. Ngoài ra, còn làm dịu cổ họng, giảm ho, tăng miễn dịch và bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
Cách dùng: Có thể bôi trực tiếp lên vết thương, hoặc pha nước ấm, trà thảo dược để uống. Nên dùng mật ong thô, chưa qua xử lý nhiệt để giữ nguyên enzym có lợi.
7. Gừng
Công dụng: Gừng chứa gingerol và shogaol, các hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Gừng có tác dụng giảm viêm họng, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nhiễm trùng do vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, gừng còn giúp kích thích tuần hoàn máu, từ đó hỗ trợ thải độc và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng phơi khô, pha trà, ăn sống hoặc ép nước uống.
8. Giấm táo
Công dụng: Giấm táo chứa acid acetic, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn như E. coli, nấm Candida. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng pH và hỗ trợ thải độc cho cơ thể.
Cách dùng: Pha loãng để uống hoặc súc miệng giúp trị đau họng, tiêu hóa tốt hơn. Cũng có thể bôi ngoài da để kháng khuẩn và kháng nấm. Lưu ý, luôn pha loãng với nước trước khi sử dụng để tránh kích ứng da.
9. Sả

Sả là cây gia vị quen thuộc tại Việt Nam
Công dụng: Sả chứa các hợp chất citral và limonene, có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm mạnh mẽ. Sả được dùng để trị cảm lạnh, đau họng, sốt, rối loạn tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng tươi, khô để pha trà hoặc nấu ăn. Ngoài ra, dùng dưới dạng tinh dầu (pha loãng) để xoa bóp hoặc xông hơi cũng mang lại hiệu quả cao.
10. Quế
Công dụng: Quế có khả năng chống lại vi khuẩn như Listeria và Salmonella, đồng thời giúp tăng lưu thông máu, giảm viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch. Ngoài ra, quế còn có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết, đặc biệt hữu ích với người có nguy cơ tiền đái tháo đường.
Cách dùng: Có thể dùng quế khô (thanh hoặc bột) để pha trà: đun sôi quế với nước trong vài phút, dùng nóng để làm ấm cơ thể, giảm ho, cảm. Ngoài ra, có thể dùng làm gia vị trong món ăn để hỗ trợ tiêu hóa và ổn định đường huyết.
Lưu ý, nếu dùng tinh dầu quế, cần pha loãng với dầu nền trước khi bôi ngoài da, chỉ sử dụng một lượng nhỏ để xoa bóp hoặc xông hơi. Không được uống tinh dầu nguyên chất.
Bình luận của bạn