Mẹo nấu ăn đơn giản giúp giảm cholesterol

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cholesterol

4 dấu hiệu "thầm lặng" cảnh báo cholesterol cao

Thực phẩm nên kiêng để có chỉ số cholesterol lành mạnh

Chế độ ăn uống hỗ trợ kiểm soát chỉ số cholesterol

Trứng luộc có tác động không ngờ đến cholesterol

Cholesterol - một chất béo được sản xuất tự nhiên trong cơ thể - rất cần thiết cho nhiều chức năng. Nhưng khi lượng cholesterol cao, nó có thể làm tắc nghẽn mạch máu, khiến máu khó lưu thông và thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ…

Thực tế có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nồng độ cholesterol, điển hình như do di truyền, chế độ ăn uống kém, không tập thể dục, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia…

Giáo sư Tim Spector, nhà dịch tễ học di truyền tại Đại học King's College London và là trưởng nhóm nghiên cứu của Ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng COVID ZOE, cho biết: “Hành tây, tỏi, bắp cải và bông cải xanh là nguồn cung cấp sulforaphane dồi dào - một loại hợp chất đã được chứng minh có tác dụng cải thiện khả năng kiểm soát glucose và mức cholesterol hiệu quả. Thế nhưng trong quá trình nấu ăn sẽ phá hủy enzyme mirosynase (một enzyme quan trọng trong rau để kích hoạt sulforaphane)”.

Tuy nhiên, chỉ cần một thay đổi nhỏ có thể giúp bạn giữ được hợp chất sulforaphane và những đặc tính có lợi của thực phẩm trong quá trình nấu. “Bạn nên cắt rau thành các mẩu nhỏ và nên xóc đều rồi để khoảng 5-10 phút trước khi nấu. Việc tiếp xúc với không khí sẽ kích hoạt enzyme thúc đẩy sản xuất sulforaphane nhiều hơn và giúp nó vẫn tồn tại trong quá trình nấu ăn”, Giáo sư Tim Spector nói.

Liên quan đến chế độ ăn uống lành mạnh, Giáo sư Tim Spector cho biết, việc ăn salad hoặc các loại rau khác làm món khai vị khoảng 10 phút trước khi ăn bữa ăn giàu carbohydrate có thể giúp bạn no lâu hơn và giảm lượng đường trong máu tăng đột biến do thức ăn giàu tinh bột.

Bên cạnh đó, bạn nên thay thế các viên súp chế biến bằng tương miso làm từ đậu nành lên men, rất tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột.

Một lời khuyên khác mà vị chuyên gia này đưa ra là hãy nấu cà chua với dầu olive nguyên chất. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng những người ăn cà chua với dầu olive được hưởng lợi nhiều hơn tính chất chống oxy hóa của lycopene trong cà chua.

Nên thường xuyên bổ sung thực phẩm lên men, như kim chi, vào chế độ ăn uống hàng ngày. Và đừng quên sử dụng giấm trong nước sốt trộn salad. Theo Giáo sư Tim Spector, tính acid trong giấm đã được chứng minh có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giúp giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả. 

 
Lê Tuyết (Theo Express.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp