10 loại thuốc giảm đau tự nhiên đến từ nhà bếp (P.2)

Nhờ chứa các hoạt chất chống viêm, ức chế viêm cực mạnh nên nhiều loại nguyên liệu nấu ăn có tác dụng giảm đau ở một số bệnh lý

10 loại thuốc giảm đau tự nhiên đến từ nhà bếp (P.1)

Tuyệt chiêu giảm đau lưng khi mang thai

Giám đốc bệnh viện bán thuốc "chui"

Không quảng cáo, tiếp thị: Giá sữa chưa suy chuyển

6. Thì là giảm đau bụng kinh

Đặc tính kháng viêm của thì là giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh là một vấn đề khá phổ biến đối với nhiều phụ nữ. Đó có thể là một cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới, lưng hay đùi trong những ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Các đặc tính chống co thắt và kháng viêm của cây thì là làm thư giãn các cơ bắp trong tử cung, từ đó có tác dụng giảm đau do đau bụng kinh. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tái lập cân bằng nội tiết tố nữ.

Cách sử dụng: Cho một thìa cà phê hạt thì là với một cốc nước nóng, đậy nắp và ngâm trong khoảng 5 phút. Có thể thêm một chút mật ong nếu người uống thích ngọt, uống 2 - 3 lần mỗi ngày. Nhai một thìa hạt thì là rang khô mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự.

7. Gia vị asafetida giảm đau dạ dày

Kết hợp gia vị asafetida cùng với muối giúp giảm đau dạ dày một cách hiệu quả

Gia vị asafetid giúp giảm đau dạ dày do khó tiêu, ợ nóng, táo bón, viêm dạ dày và ăn quá nhiều nhờ đặc tính chống co thắt và chống đầy hơi.

Cách sử dụng: Hòa một nhúm gia vị asafetida và muối trong một ly nước ấm, uống 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra, dùng gia vị asafetida để nấu ăn hàng ngày sẽ tăng khả năng tiêu hóa, gia tăng hiệu suất làm việc của dạ dày. Gia vị asafetida cũng được dùng để điều trị đau bụng ở trẻ nhỏ.  Bạn có thể đun nóng một nhúm bột asafetida với một muỗng canh nước lã sau đó để nguội và xoa xung quanh rốn của em bé.

8. Nước gừng giảm đau cơ

 Gừng có tác dụng giảm đau cơ tự nhiên rất tốt

Hoạt động thể chất quá sức có thể gây ra đau cơ. Gừng là phương thuốc giảm đau tự nhiên tốt nhất để điều trị triệu chứng đau cơ bắp nhờ giúp giảm viêm và cải thiện lưu thông máu. Đặc biệt, gừng chứa các hợp chất chống viêm gọi là gingerols – có tính chất giảm đau tương tự như aspirin hoặc ibuprofen.

Cách sử dụng: Cho một vài lát nhỏ gừng trong 2 cốc nước và đun sôi trong 10 phút. Có thể thêm mật ong tùy khẩu vị. Ngoài ra, cho gừng vào trong các món ăn và sử dụng gừng để massage nhẹ nhàng các vùng bị đau để tăng hiệu quả điều trị.

9. Muối giảm đau chân

Muối vừa là nguyên liệu phổ biến để nấu ăn vừa có tác dụng giảm các cơn đau ở chân

Đau chân có thể do tuổi tác, size giày quá nhỏ, đi bộ và đứng trong một khoảng thời gian dài. Muối - một trong những thành phần phổ biến nhất được sử dụng trong nấu ăn có khả năng làm dịu bàn chân mệt mỏi và đau đớn.

Cách sử dụng: Hòa 1/2 chén muối bảng vào một chậu nước ấm, sau đó ngâm chân trong đó từ 10 đến 15 phút. Sự kết hợp của nhiệt và muối sẽ bàn chân được thư giãn và giảm đau. Theo khuyến cáo, muối Epsom có tác dụng hiệu quả hơn so với muối thường.

10. Mật ong giảm loét miệng

Mật ong có khả năng chữa lành vết loét miệng nhanh chóng

Loét miệng có thể xảy ra ở mặt trong của má, môi, dưới lưỡi... Hiện tượng này có thể là do táo bón, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể,  dư thừa acid, căng thẳng và thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn có thể chữa lành vết loét miệng bằng mật ong do nó có các enzyme chống viêm, tiêu diệt virus và tăng tốc độ phục hồi của các mô bị hư hỏng.

Cách sử dụng: Bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vết loét vài lần mỗi ngày cho đến khi vết loét hoàn toàn biến mất.

M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp