10 nghề nghiệp có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Bất kỳ làm nghề gì cũng nên tầm soát ung thư định kỳ

6 nghề nghiệp có thể khiến bạn dễ bị ung thư tuyến tiền liệt

Làm nghề gì dễ mắc ung thư vú?

5 ngành nghề làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới

Nhiều người đổ bệnh vì bụi đường

Tiếp viên hàng không: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Environmental Health, phi công và các thành viên trong phi hành đoàn thường phải tiếp xúc nhiều với bức xạ ion hóa khi ở độ cao lớn, sẽ làm tăng khả năng phát triển ung thư. Nguy cơ bức xạ tia cực tím có thể tăng lên khi bay trên những đám mây dày đặc hoặc tuyết. Ngoài ra, tỷ lệ ung thư vú ở nữ tiếp viên hàng không cũng cao hơn 50% so với phụ nữ ngành khác, trong khi tỷ lệ ung thư da cao gấp bốn lần.

Thợ hàn: Khói hàn, bức xạ và amiăng là những độc tố gây ung thư phổi, thận và khối u ác tính ở mắt cho người làm thợ hàn. Tiếp xúc thường xuyên có thể tổn thương các cơ quan nội tạng. 

Làm văn phòng: Theo các nhà nghiên cứu Đức, những người dành nhiều thời gian ngồi nhất có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 24% và nguy cơ ung thư tử cung cao hơn 32% so một số nghề khác. Cứ sau hai giờ bạn ngồi thêm mỗi ngày, rủi ro mắc bệnh tăng khoảng 10%.

Làm nail: Sơn móng tay có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thợ làm móng khi phải hấp thụ các hóa chất độc hại qua da. Khói và bụi bẩn trong tiệm cũng làm tăng nguy cơ ung thư và các vấn đề về hô hấp, sinh sản. Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) khuyến cáo các tiệm làm móng phải thông thoáng, nhân viên nên mặc áo sơ mi dài tay, đeo găng tay và thậm chí đeo khẩu trang; họ cũng nên thường xuyên rửa tay. 

Công nhân sản xuất cao su: Làm việc trong các nhà máy sản xuất lốp xe, găng tay cao su và dây cao su làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàng quang, dạ dày, máu, bạch huyết và các bệnh ung thư khác. phụ nữ trong ngành sản xuất nhựa cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp năm lần do tiếp xúc với các chất gây ung thư làm rối loạn nội tiết tố. 

Thợ làm tóc: Thuốc nhuộm tóc và hóa chất tạo kiểu chứa phẩm màu có thể gây ung thư, nhất là với người thường xuyên tiếp xúc như thợ làm tóc. Các amin thơm trong một số thuốc nhuộm tóc khiến thợ làm tóc tăng nguy cơ ung thư bàng quang, thanh quản.

Công nhân mỏ: Khai thác dầu mỏ là một công việc nguy hiểm. Bụi khai thác than, amiăng, uranium và radon làm tăng nguy cơ ung thư phổi và dạ dày. Những công nhân dưới lòng đất thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp năm lần người khác.

Nhân viên cứu hỏa: Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những nhân viên cứu hỏa do hấp thụ nhiều độc tố từ nhựa, vật liệu xây dựng...bị đốt cháy. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia Mỹ, lính cứu hỏa có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn và ung thư trung biểu mô do phơi nhiễm amiăng cao hơn người bình thường.

Làm việc phòng thí nghiệm: Đôi khi một nghề nguy hiểm là do sự pha trộn không may mắn của các yếu tố rủi ro, đó là trường hợp của một số nhân viên phòng thí nghiệm nữ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Research đã phát hiện ra rằng, phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú có thể tăng gấp đôi nguy cơ khi làm việc trong phòng thí nghiệm lâm sàng; Nếu phụ nữ làm việc với các dung môi hữu cơ như benzen trước khi sinh con đầu lòng, nguy cơ của họ tăng thêm 40%.

Thợ mộc: Công nhân xây dựng có nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư trung biểu mô do phơi nhiễm amiăng. Nghề xây dựng cũng tiếp xúc với benzen (được tìm thấy trong nguồn cung cấp sơn), có liên quan đến bệnh bạch cầu và ung thư hạch, cũng như asen. Các sản phẩm tẩy dầu mỡ, thuốc nhuộm, sáp nội thất, keo dán, chất bôi trơn và sơn làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, gan, phổi.


Nguyên Hương H+ (Theo RD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư