Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ người nào
Cục máu đông: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Biện pháp hỗ trợ làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ
Cảnh giác với hội chứng cục máu đông hậu COVID-19
Tan cục máu đông - bí quyết nói không với đột quỵ
Máu đông xảy ra khi các tế bào, protein và tiểu cầu trong máu kết dính lại với nhau. Đây là cơ chế bình thường giúp cầm máu. Tuy nhiên, nếu máu đông xuất hiện bên trong cơ thể sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe như: Đột quỵ, đau tim, tắc mạch phổi...
Theo Express, các cục máu đông hình thành ở trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Thông thường là ở cánh tay, đùi hoặc chân. Điều này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu thường bao gồm: Đau nhói ở một chân khi đi bộ hoặc đứng lên và sưng tấy ở một chân. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS - National Health Service) bệnh cũng có thể gây ra các dấu hiệu khác như: Da ấm, đỏ hoặc sẫm màu quanh vùng đau; Các tĩnh mạch bị sưng cứng hoặc đau khi chạm vào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành cục máu đông. Trong đó, có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như di truyền. Tuy nhiên, với "thủ phạm" gây ra bệnh bắt nguồn từ lối sống thì bạn có thể thực hiện các bước đơn giản để giảm thiểu rủi ro.
NHS liệt kê 3 cách chính để ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở chân gồm:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Thường xuyên hoạt động thể chất như đi bộ...
- Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài, bắt chéo chân khi ngồi, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia. Bạn cũng có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn nếu ngồi quá lâu khi di chuyển đường dài bằng ô tô, máy bay. Do đó, khi di chuyển bạn nên mặc quần áo rộng rãi, uống đủ nước và đi bộ xung quanh khi có thể.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu là nếu bạn trên 60 tuổi, đã từng bị DVT trước đó, giãn tĩnh mạch, ung thư, suy tim hoặc dùng thuốc tránh thai.
Khi gặp các triệu chứng bệnh kể trên kèm với khó thở hoặc đau ngực bạn cần đến bệnh viện gần nhất để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời nếu cần.
Bình luận của bạn