3 vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ nôn trớ, tiêu chảy, quấy khóc khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ sơ sinh bị trào ngược có nguy hiểm?

Những điều mẹ cần làm ngay khi trẻ bị táo bón!

Chuyên gia chia sẻ 5 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị tiêu chảy

Bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi, mau hồi phục?

Trào ngược

Trào ngược là một vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra chậm hơn so với người lớn, thêm vào đó, cơ thực quản của bé chưa phát triển hoàn thiện để thực hiện đẩy đủ chức năng của nó, do vậy trẻ dễ bị trào ngược hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, trào ngược không phải là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Hầu hết trẻ sơ sinh có thể hết trào ngược khi chúng bắt đầu chuyển sang ăn thức ăn rắn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bé bị trào ngược và thấy có những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây thì hãy đưa con đến gặp bác sỹ:

- Bé tăng cân chậm

- Bé không chịu bú 

- Bé gặp các vấn đề hô hấp

Trào ngược là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Khi bé bị trào ngược, ngoài việc làm theo lời khuyên của bác sỹ, bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm tình trạng trào ngược ở trẻ: 

- Sau khi bé bú xong, mẹ nên vỗ lưng để giúp bé ợ hơi 

Nâng cao đầu giường, cũi hoặc nôi của bé 

- Nhiều bà mẹ thường trộn thêm ngũ cốc vào sữa của con để làm sữa đặc hơn, từ đó giúp trẻ giảm trào ngược. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện theo khi chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Tiêu chảy

Rotavirus là thủ phạm phổ biến gây ra hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêu chảy do rotavirus thường xảy ra trong những tháng mùa Đông. Hãy đưa con đến bệnh viện nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau:

- Tiêu chảy kéo dài

- Khóc khi đi tiêu

- Phân có máu và chất nhầy

Nếu bé bị tiêu chảy không quá 2 - 3 tuần và bé không sốt hoặc có triệu chứng cảm lạnh thì bé có thể bị dị ứng sữa chứ không phải bị nhiễm rotavirus. 

Tiêu chảy và nôn trớ là triệu chứng thường gặp khi trẻ nhiễm rota

Táo bón

Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó có thể khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu mỗi lần đi vệ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, táo bón có thể tồi tệ hơn khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Táo bón không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nhưng hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn nếu em bé đau và khóc khi đi tiêu và bạn nhận thấy máu trong phân của bé. 

Nếu bạn nhận thấy bé gặp khó khăn đi đại tiện, hãy giảm một phần tinh bột trong khẩu phần ăn trong một hoặc hai ngày xem có làm giảm các triệu chứng táo bón không. Nếu nghi ngờ sữa là thủ phạm hãy thử giảm lượng sữa bé uống mỗi ngày hoặc đổi sang sữa khác xem táo bón có cải thiện. 

Thanh Tú H+ (Theo Momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ