4 điều nguy hiểm khi ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh gây ra nhiều tác hại với sức khỏe

Ăn chậm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

Gifographic: Tác hại khi bạn ăn quá nhanh và quá nhiều

Kế hoạch ăn kiêng cuối tuần để giảm hơn 2kg

5 thực phẩm giàu protein giúp loại bỏ mỡ bụng nhanh chóng

1. Khó tiêu và khó chịu 

Nếu bạn ăn quá nhanh, gần như nuốt chửng đồ ăn của mình trong chớp mắt, bạn sẽ bị khó tiêu. Các triệu chứng điển hình là cảm giác nặng nề, nóng rát bụng. Sự khó chịu này sẽ biến mất khi thức ăn được tiêu hóa. Nhưng nếu tình trạng khó tiêu vẫn còn, hãy nói chuyện với bác sỹ để tìm hiểu xem liệu chứng khó tiêu có phải là do sỏi mật hay loét dạ dày hay không. 

2. Tăng cân 

Thường xuyên ăn quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ thừa cân. Một báo cáo từ 23 nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì vào tháng 11 năm 2015 cho thấy ăn nhanh có liên quan đến chỉ số BMI cao hơn và trọng lượng cơ thể dư thừa. Các chuyên gia cho rằng dạ dày mất khoảng 20 phút để thông báo với bộ não rằng bạn đã ăn đủ.

Ăn quá nhanh dễ khiến bạn lựa chọn những thực phẩm không lành mạnh

Ăn quá nhanh sẽ khiến bạn có nguy cơ nạp nhiều calo trước khi cơ thể có cơ hội thông báo cho não bộ biết rằng bạn thực sự đã no rồi. Thậm chí, một nghiên cứu vào tháng 1/2019 còn cho thấy, khi ăn nhanh, cơ thể sẽ không thể ức chế hormone ghrelin và nó tiếp tục duy trì ở mức cao, khiến bạn muốn ăn nhiều hơn. 

3. Ngắt kết nối tín hiệu đói và no

Ăn nhanh làm giảm tín hiệu no tự nhiên của cơ thể. Ăn quá nhanh làm giảm cách lưu trữ ký ức của não bộ về những gì bạn đã ăn. Việc lưu trữ ký ức này góp phần quan trọng trong việc xác định chúng ta ăn bao nhiêu vào bữa ăn tiếp theo. Vì vậy, ăn nhanh vào bữa trưa có thể khiến bạn ăn nhiều hơn vào buổi tối. Theo thời gian, bạn có thể bắt đầu quên đi cảm giác đói hay no thực sự cảm thấy như thế nào và cuối cùng dựa vào cảm xúc của bạn để "nói" cho bạn biết khi nào nên ăn. 

4. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe 

Thường xuyên ăn quá nhanh sẽ khiến bạn gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hội chứng chuyển hóa - một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường. Một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 7/2018 trên 8.000 người cho thấy, ăn quá nhanh có liên quan đến tăng huyết áp, tăng mỡ bụng, cholesterol cao và đường huyết cao.

Giả thuyết được chuyên gia đưa ra là: Lượng calo dư thừa ở những người ăn nhanh có thể gây tăng cân và nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, ăn nhanh hơn còn khiến bạn có nhiều khả năng chọn thực phẩm ít lành mạnh hơn. Vì vậy, những tác động tiêu cực không chỉ đến từ việc tiêu thụ calo dư thừa mà còn từ lượng phụ gia, đường và ngũ cốc tinh chế... 

Nếu có thói quen ăn nhanh, bạn nên làm gì? 

Các chuyên gia cho rằng phải mất khoảng 20 phút để dạ dày "thông báo" với bộ não rằng nó đã đầy. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên kéo dài bữa ăn của mình ít nhất là 20 phút. 

Mẹo làm chậm tốc độ ăn:

- Tránh các tình huống khiến bạn ăn nhanh và không chú ý đến thức ăn, như ăn trong xe, vừa ăn vừa xem tivi hoặc máy tính. Thay vào đó, hãy ngồi xuống bàn và cố gắng ăn chậm, nhai kỹ.

- Hãy cắn những miếng nhỏ và nhai kỹ. 

- Hãy ăn cùng gia đình hoặc bạn bè bất cứ khi nào bạn có thể. Vừa ăn vừa nói chuyện có thể kéo dài bữa ăn. 

- Vừa ăn vừa nghe nhạc nhẹ nhàng. Theo một số nghiên cứu, mọi người có thể ăn chậm hơn khi nghe nhạc nhẹ, thư giãn. 

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp