Các bài tập thở giúp cải thiện chức năng hô hấp
14 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ
Làm sao phòng ngừa nhồi máu cơ tim cho người bệnh đái tháo đường?
Lý giải nguyên nhân bị ra mồ hôi tay khi căng thẳng
Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi
Việc duy trì các bài tập thở không chỉ có lợi với người khỏe mạnh, mà còn đặc biệt hữu ích với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hoặc đang trong quá trình phục hồi sau COVID-19.
Dưới đây là 5 bài tập thở được các chuyên gia y tế khuyến nghị:
1. Thở bằng cơ hoành (còn gọi là thở bụng)
Theo Tiến sĩ Mili S. Bansode, chuyên gia vật lý trị liệu chuyên khoa tim – hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Kokilaben Dhirubhai Ambani (Ấn Độ), thở bằng cơ hoành là kỹ thuật tập trung vào việc kích hoạt cơ hoành – cơ chính chịu trách nhiệm cho hoạt động hô hấp, giúp tăng cường và cải thiện dung tích phổi.
Tăng dung tích phổi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi khí, bao gồm hấp thu oxy và thải CO2. Dung tích phổi lớn góp phần nâng cao hiệu suất hô hấp trong các hoạt động thường ngày như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Cách thực hiện:
- Ngồi hoặc nằm ở tư thế thư giãn.
- Đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng.
- Hít vào chậm rãi bằng mũi, để bụng phồng lên theo luồng không khí đi vào, trong khi ngực giữ yên.
- Thở ra chậm rãi bằng miệng, cảm nhận bụng xẹp xuống.
- Thực hiện 8–10 lần/lượt, mỗi ngày 2–3 lượt.
2. Thở mím môi

Thở mím môi cải thiện quá trình trao đổi oxy
Đây là phương pháp đơn giản giúp làm chậm nhịp thở, giữ không khí trong phổi lâu hơn, từ đó cải thiện quá trình trao đổi oxy.
Cách thực hiện:
- Hít vào từ từ bằng mũi trong khoảng 2–3 giây.
- Mím môi lại như đang huýt sáo, sau đó thở ra chậm rãi trong 4–6 giây.
- Lặp lại 5–10 lần/lượt, mỗi ngày 2–3 lượt.
3. Phương pháp Buteyko
Theo Bác sĩ Rohan Aurangabadwala, chuyên gia hô hấp tại bệnh viện Apollo (Ấn Độ), phương pháp Buteyko được thiết kế nhằm kiểm soát tình trạng thở quá mức (tăng thông khí) bằng các giai đoạn thở chậm, nông và giữ hơi có kiểm soát. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho những người có biểu hiện loạn nhịp thở hoặc hen suyễn.
Cách thực hiện:
- Ngồi thoải mái, thở nhẹ và đều bằng mũi.
- Sau khi thở ra hoàn toàn, giữ hơi (ngừng thở) cho đến khi cảm thấy có nhu cầu hít vào trở lại.
- Trở về nhịp thở bình thường, cố gắng giữ hơi thở nhẹ, không gấp gáp.
4. Thở vuông (Box Breathing)
Thở vuông là bài tập kiểm soát hơi thở theo chu kỳ đều đặn. Phương pháp này giúp giảm căng thẳng và cải thiện hô hấp.
Cách thực hiện:
- Hít vào bằng mũi trong 4 nhịp đếm.
- Giữ hơi thở trong 4 nhịp.
- Thở ra chậm rãi bằng miệng trong 4 nhịp.
- Giữ hơi tiếp tục trong 4 nhịp trước khi lặp lại chu kỳ.
- Thực hiện 5–10 lần/lượt, mỗi ngày 2–3 lượt.
5. Bài tập giãn nở lồng ngực (Thoracic Expansion Exercises)

Bài tập thở này giúp giãn nở lồng ngực, tăng dung tích phổi
Kỹ thuật này giúp tăng khả năng giãn nở của lồng ngực, cải thiện độ linh hoạt của các cơ hô hấp và tăng dung tích phổi theo cách tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Ngồi hoặc đứng thẳng người, tay buông dọc hai bên cơ thể.
- Trong lúc đưa hai tay lên cao qua đầu, hít sâu bằng mũi, cảm nhận phần xương sườn nở rộng.
- Thở ra chậm rãi bằng miệng trong khi hạ tay về vị trí ban đầu.
- Thực hiện 5–10 lần/lượt, mỗi ngày 2–3 lượt.
Lưu ý: Các bài tập thở nêu trên hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, ở nơi yên tĩnh và không đòi hỏi thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, cần duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Trong trường hợp có cảm giác khó chịu, chóng mặt hoặc tức ngực trong quá trình tập, nên dừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận của bạn