Người bệnh sa sút trí tuệ thường không thể nhớ những sự việc và người xung quanh
Có thể dự đoán nguy cơ sa sút trí tuệ dựa vào mỡ bụng?
Uống trà xanh giúp ngừa chứng sa sút trí tuệ
Dành 5 phút thể dục mỗi ngày để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Các hoạt động hàng ngày giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ (dementia) là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. TS.BS Karan Rajan, làm việc tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cho biết có gần một nửa số ca sa sút trí tuệ có thể được ngăn ngừa bằng cách giải quyết 14 yếu tố rủi ro. Trong đó, có năm yếu tố đặc biệt khó phát hiện mà mọi người nên biết.
Thứ nhất là mức LDL- cholesterol (cholesterol “xấu”) cao. Loại cholesterol này có thể gây tích tụ mảng bám trên thành động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cholesterol cao được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó thường không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua xét nghiêm máu hoặc khi đã gây tổn thương cho các bộ phận khác của cơ thể.
“Với não, mức cholesterol cao trong máu trong thời gian dài có liên quan đến nguy cơ đột quỵ, lắng đọng protein Tau và Amyloid. Hiện tôi đang phải thực hiện xét nghiệm máu hàng năm vì trong một lần xét nghiệm máu ngẫu nhiên năm 28 tuổi tôi phát hiện mình bị cholesterol cao, may mắn là tôi có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống”, TS.BS Karan Rajan nói.
Tiếp theo là huyết áp cao (tăng huyết áp). Nhiều người lớn tuổi bị huyết áp cao nhưng họ không biết vì không có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào. Nếu trên 30 tuổi, TS.BS Karan Rajan khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp hàng năm.
Tình trạng mất thính lực và thị lực cũng được xác định là những yếu tố nguy cơ gây ra chứng sa sút trí tuệ. TS.BS Karan Rajan cho biết, việc mất khả năng nhìn và/hoặc nghe cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác như cô lập xã hội hoặc trầm cảm. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách giải quyết mọi vấn đề sớm nhất.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) được xem là yếu tố nguy cơ thứ năm mà mọi người cần phải chú ý. Theo TS.BS Karan Rajan, các nghiên cứu cho thấy những người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao hơn.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các yếu tố nguy cơ gây ra chứng mất trí nhớ được xác định bởi nghiên cứu Lancet:
- Ít hoạt động não bộ
- Cách ly xã hội
- Ô nhiễm không khí
- Chấn thương sọ não
- Mất thính lực
- Trầm cảm
- Tăng huyết áp
- Bệnh đái tháo đường
- Béo phì
- Không hoạt động thể chất
- Hút thuốc
- Uống quá nhiều rượu
- Mất thị lực
- Cholesterol cao.
Việc phát hiện và điều trị sớm chứng sa sút trí tuệ không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội. Hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ là một trong những bước quan trọng để phòng ngừa và đối phó hiệu quả với tình trạng này.
Bình luận của bạn