Bài tập thở chúm môi giúp làm dịu căng thẳng

Kỹ thuật thở chúm môi giúp làm đều nhịp thở, làm dịu căng thẳng và lo âu

2 kỹ thuật thở trong yoga giúp đẩy lùi lo âu, căng thẳng

Muốn giảm mỡ bụng, trước tiên cần kiểm soát stress

Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

Top 7 bài tập giúp bạn trẻ lâu bất chấp tuổi tác

Các bài tập hít thở sâu không quá xa lạ với người thường xuyên gặp phải tình trạng stress, căng thẳng trong cuộc sống. Bên cạnh các kỹ thuật thở trong yoga, hay thở đếm nhịp, bài tập thở chúm môi cũng được đánh giá cao với hiệu quả đẩy lùi lo âu và những cảm giác tiêu cực.

Theo chuyên gia Claire Law – thành viên của Hiệp hội Tư vấn và Tâm lý trị liệu Vương quốc Anh, khi cơn lo âu khởi phát, bạn thường có triệu chứng tim đập nhanh, đổ mồ hôi ở lòng bàn tay. Khi đó, một số công cụ như kỹ thuật thở chúm môi có thể giúp ngăn dòng suy nghĩ tiêu cực, giúp bạn bình tĩnh nhanh chóng.

Cách thực hiện kỹ thuật thở chúm môi cũng rất đơn giản: Hít vào bằng mũi như bình thường, sau đó, chúm môi (giống như thổi nến) và thở ra chậm rãi bằng miệng. Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Ưu điểm của bài tập này là bạn không cần dùng tới các thiết bị hỗ trợ, đồng thời có thể thực hiện tại bất cứ địa điểm nào.

Hít thở sâu có thể làm dịu các triệu chứng rối loạn lo âu như vã mồ hôi, hồi hộp, thở nông, cảm giác siết chặt ở ngực

Hít thở sâu có thể làm dịu các triệu chứng rối loạn lo âu như vã mồ hôi, hồi hộp, thở nông, cảm giác siết chặt ở ngực

Lý giải về tác dụng của bài tập này, chuyên gia Law cho biết, nhịp thở ra thật dài sẽ giúp làm chậm và điều hòa nhịp thở. Ở người đang gặp lo âu, hệ thần kinh rơi vào trạng thái chiến-hay-chạy, khiến bạn thở gấp và nông bằng ngực. Kỹ thuật thở ra thật chậm và có kiểm soát sẽ giúp kích thích hệ thần kinh đối giao cảm, báo hiệu cho cơ thể rằng “đã đến lúc thư giãn”.  

Ngoài ra, thở ra chậm rãi giúp bạn sử dụng cơ hoành, ngăn ngừa hiện tượng mất cân bằng hít thở (tăng thông khí) và cảm giác choáng váng, chóng mặt thường xảy ra do cơn lo âu kịch phát. Nhờ đó, triệu chứng đau thắt ngực, tim đập nhanh cùng những suy nghĩ tiêu cực cũng được khắc phục.

Chuyên gia Law gợi ý, bất cứ khi nào bạn thấy cảm giác lo âu bắt đầu xuất hiện, hãy tạm dừng công việc và thực hiện vài chu kỳ thở chúm môi. Ban đầu, kỹ thuật này trông có vẻ khá buồn cười, nhưng có thể đem lại hiệu quả làm dịu tâm trạng nhanh chóng.

Lưu ý, bài tập thở chúm môi không phải lúc nào cũng hữu dụng. Khi đó, bạn có thể kết hợp các biện pháp khác như: Kỹ thuật thư giãn cơ bắp (hít vào và kéo căng một nhóm cơ bắp, sau đó thở ra và thả lỏng chúng); Thiền định bằng hình ảnh (tưởng tượng ra các khung cảnh thanh bình)…

 
Quỳnh Trang (Theo Glam)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp