5 hiểu lầm về bệnh đái tháo đường có thể bạn vẫn mắc phải

Không phải ai cũng biết và hiểu rõ về bệnh đái tháo đường

Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Hạt húng quế tốt cho người đái tháo đường và béo phì

Dễ mắc đái tháo đường type 2 nếu uống quá nhiều nước ép trái cây

Cách đơn giản nhất để kiểm soát đái tháo đường: Hãy giảm cân!

1. Đái tháo đường không phải là bệnh nguy hiểm

Nhiều người vẫn có niềm tin sai lầm rằng, đái tháo đường không phải là một bệnh tật hay tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, họ cũng lơ là việc kiểm soát đường huyết, từ đó khiến bệnh trở nên trầm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Mọi thứ sẽ “chấm hết” khi bạn mắc đái tháo đường

Vâng, bên cạnh những suy nghĩ xem thường căn bệnh này, thì một số người lại cảm thấy vô cùng lo lắng và sợ hãi khi nghĩ rằng bệnh đái tháo đường như một án “tử hình” đối với mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, với những tiến bộ trong y học ngày nay, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được lượng đường trong máu của mình và có một cuộc sống bình thường như bao người khác, tất nhiên là vẫn sẽ có những lưu ý nhất định.

3. Bị thừa cân chắc chắn sẽ bị đái tháo đường

Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Khoa học đã chứng minh, béo phì là một trong những yếu tố có thể dẫn đến đái tháo đường, tuy nhiên không phải tất cả những người thừa cân đều sẽ bị căn bệnh này. Các nhà khoa học cho biết, bệnh đái tháo đường có thể gây ra do nhiều nguyên nhân như: Di truyền, uống nhiều rượu bia, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý… và nhiều yếu tố khác.

4. Bệnh nhân đái tháo đường sẽ phải tiêm insulin

Không phải tất cả các bệnh nhân đái tháo đường đều phải tiêm insulin. Điều này còn phụ thuộc vào loại đái tháo đường bạn đang mắc phải và sự tiến triển của bệnh như thế nào.

Đối với đái tháo đường type 2, bạn có thể dễ dàng kiểm soát nó bằng một số biện pháp như: Dùng thuốc, chế độ ăn kiêng và tập thể dục…

5. Người bệnh không được tập thể dục nhiều

Một số người cho rằng, người bệnh đái tháo đường tập thể dục nhiều có thể gây hạ đường huyết và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Do đó, đã bị đái tháo đường thì không được luyện tập nhiều.

Điều này không phải là sự thật. Bạn hoàn toàn có thể tập thể dục nhiều, nhưng với điều kiện phải phù hợp với sức khỏe và không nên tập quá sức. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm soát việc dùng insulin của mình và theo dõi mức đường máu định kỳ để tránh những nguy cơ có thể xảy ra.

Quang Tuấn H+ (Theo Magforwomen)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết