5 nguyên nhân bất ngờ gây mất trí nhớ

Ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ

7 dấu hiệu cảnh báo suy giảm trí nhớ

Đái tháo đường làm suy giảm trí nhớ

Thuốc gây mê có làm suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ vì hay lo lắng

Trong trường hợp đó, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân mà Viện Nghiên cứu Người cao tuổi của Mỹ đã liệt kê dưới đây để chủ động phòng tránh bệnh.

1. Ngưng thở khi ngủ

Đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ thường gặp có liên quan đến mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Người bệnh có thể ngừng thở trong khoảng thời gian ngắn từ 10 - 30 giây, lặp lại nhiều lần trong đêm.

Do đó, quá trình cung cấp oxy cho não sẽ bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến khả năng điều hướng không gian của não, từ đó dẫn đến những hiện tượng như quên nơi để chìa khóa. Ai mắc triệu chứng này thường ngáy to khi ngủ, nhức đầu khi thức dậy và mệt mỏi ngay từ đầu sáng.

2. Đột quỵ nhẹ

Đột quỵ nhẹ xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị nghẽn, gây những thay đổi thầm lặng trong chức năng não nên thường bị người bệnh bỏ qua. Tuy nhiên, nó để lại các vết tế bào chết trong não và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và tư duy.

Nếu có biểu hiện không thể nói được hay nói lắp bắp, yếu ớt, nhìn một hóa hai, choáng váng, bị tê một bên cơ thể, bạn cần được điều trị ngay để giảm nguy cơ bị đột quỵ nặng, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Cơn đột quỵ nhẹ để lại các tế bào chết trong não và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và tư duy

3. Thuốc

Mất trí nhớ có thể là một dấu hiệu ảnh hưởng của các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ là thuốc ngủ, thuốc kháng histamin, thuốc chống lo âu, trầm cảm, một vài loại thuốc giảm đau, thuốc hạ cholesterol máu và thuốc điều trị đái tháo đường.

Đặc biệt, các loại thuốc hạ cholesterol máu nhóm statin có thể có tác động phụ lên nhận thức, gây mất trí nhớ và nhầm lẫn. Trong trường hợp này, bạn nên đề nghị bác sỹ điều trị đổi sang loại thuốc khác có cùng công dụng.

4. Thiếu dinh dưỡng

Nếu ai bị thiếu vitamin B12 vốn rất cần thiết cho hệ thần kinh thì có thể bị nhầm lẫn và mất trí nhớ. Mỗi ngày, cơ thể người trưởng thành cần khoảng 2,4 microgam vitamin B12 thông qua các loại thực phẩm như sữa, thịt, cá, ngũ cốc.

5. Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm

Tâm trạng căng thẳng hoặc lo âu dễ làm suy giảm khả năng tập trung suy nghĩ

Tâm trạng căng thẳng hoặc lo âu dễ làm suy giảm khả năng tập trung suy nghĩ. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở những người thường phải chịu áp lực công việc nặng và không được ngủ đủ giấc.

Cần lưu ý rằng người bị căng thẳng lâu dài mà không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang căn bệnh nguy hiểm hơn: trầm cảm.

Tuệ Nhi H+ (Theo everydayhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh