5 hệ quả không ngờ của táo bón

Táo bón kéo dài có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe của bạn

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc nhuận tràng để trị táo bón?

Chống táo bón với 4 thay đổi nhỏ hàng ngày

Thay đổi chế độ ăn uống thế nào để phòng ngừa táo bón?

Uống thuốc ngủ có gây ra táo bón?

1. Táo bón có thể gây nhức đầu

Các chuyên gia y tế cho biết, sự đau đớn, lo lắng và áp lực khi bị táo bón, kèm theo cảm giác bị đầy bụng, chướng bụng có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Và điều này có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân phổ biến nữa của táo bón đó là mất nước. Khi bạn uống không đủ nước, phân có thể trở nên khô, cứng và gây khó khăn cho việc đi vệ sinh. Trong trường hợp này, mặc dù táo bón không trực tiếp gây ra đau đầu, nhưng bằng cách uống nhiều nước bạn có thể giúp giảm triệu chứng của cả 2 tình trạng này.

Cuối cùng, có một số bằng chứng cho thấy đau đầu có thể được gây ra do tích tụ chất độc trong quá trình táo bón. Ruột của bạn là một lối thoát chính để cơ thể loại bỏ các chất độc hại, nếu các chất độc này bị đọng lại lâu trong cơ thể, nó có thể được tái hấp thu trở lại cơ thể và gây ra đau đầu.

2. Các vấn đề về da liễu

Táo bón cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về da liễu

Các chuyên gia y tế thừa nhận, có mối liên hệ giữa tình trạng tiêu hóa với những gì xuất hiện trên da của bạn.

Họ lý giải rằng, da một trong những cơ quan bài tiết lớn nhất của cơ thể, có chức năng thực hiện đào thải độc tố. Vì vậy, khi ruột của bạn không thể thực hiện tốt chức năng của nó, da sẽ phải làm việc gắng sức hơn và gây ra các vấn đề như: Mụn trứng cá, thâm quầng mắt, thậm chí là phát ban...

3.  Táo bón có thể làm bạn mất cảm giác ngon miệng

Đây là một ảnh hưởng khá phổ biến ở những người bị táo bón, đặc biệt là táo bón mạn tính. Nếu điều này xảy ra trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn và hậu quả là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Những người bị táo bón thường phải cố gắng rặn và dùng sức khi đi vệ sinh, do đó làm tăng áp lực tới các tĩnh mạch ở trực tràng, khiến chúng bị giãn ra và dẫn tới bệnh trĩ. Trong một số trường hợp nặng, các tĩnh mạch này thậm chí còn có thể bị giãn tới mức nhô ra ngoài hậu môn và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.

5. Hơi thở hôi

Theo một nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy, gần 1/4 các trường hợp bị hôi miệng có liên quan tới chứng táo bón. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, nguyên nhân có thể là do táo bón làm khiến các loại vi khuẩn có hại gia tăng, tạo ra khí và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.

Quang Tuấn H+ (Theo Foodmatters)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại

Cốm Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm…

Sản phẩm không chỉ giúp giải quyết tận gốc chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, những thành phần như lysine, kẽm, magie cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi, giúp bé phát triển toàn diện.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa