- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Nhịp nhanh kịch phát trên thất khiến tim đập nhanh đột ngột
Bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh: Làm sao kiểm soát bệnh?
Rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực khi tập thể dục: Có cần lo lắng?
Hội chứng Brugada, rối loạn nhịp tim được điều trị như thế nào?
Cảnh giác với hội chứng Brugada - dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm
Triệu chứng nhận biết cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Khi cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất xuất hiện, cơ thể sẽ cảnh báo bằng các dấu hiệu nguy hiểm như: Đánh trống ngực, khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều, có cảm giác tim đập dồn ở cổ hoặc trái tim như rung lên trong lồng ngực.
Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các dấu hiệu này có thể mờ nhạt và khó xác định hơn. Vì vậy, hãy cẩn thận khi trẻ có triệu chứng đổ nhiều mồ hôi, ăn kém, da nhợt nhạt và có nhịp tim hơn 200 nhịp/phút.
Nhịp nhanh kịch phát trên thất có nguy hiểm không?
Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh sẽ cần tới bệnh viện để được bác sỹ hỗ trợ xử trí.
Khi có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức
Đa phần sau khi cấp cứu tại bệnh viện, nhịp tim sẽ dần giảm xuống và không còn nguy hiểm tới tính mạng, trừ khi người bệnh có mắc kèm các bệnh rối loạn nhịp tim nguy hiểm khác. Về lâu dài, nếu các cơn nhịp nhanh kéo dài thường xuyên mà không được điều trị sẽ làm trái tim yếu đi, dẫn tới suy tim.
Yếu tố kích hoạt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể xuất hiện khi bạn quá căng thẳng, thiếu ngủ, lười vận động, hút thuốc, trải qua tác dụng phụ của thuốc, uống nhiều rượu bia hay đồ uống có chứa caffeine…
Ngoài ra, một số bệnh như suy tim, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi mạn tính… cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim.
Các loại nhịp nhanh kịch phát trên thất thường gặp
Các dạng nhịp nhanh kịch phát trên thất
Có 3 loại nhịp nhanh kịch phát trên thất chính, bao gồm:
- Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất: Đây là loại nhịp nhanh kịch phát trên thất phổ biến nhất. Dạng này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ trẻ tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Nhịp nhanh hỗ tương nhĩ thất: Đây là loại nhịp nhanh kịch phát trên thất phổ biến thứ hai. Bệnh này thường được chẩn đoán ở những người trẻ tuổi.
- Nhịp nhanh nhĩ: Khác với hai dạng nhịp nhanh kịch phát trên thất nói trên, nhịp nhanh nhĩ không liên quan tới nút nhĩ thất. Thay vào đó, dạng rối loạn nhịp tim này xuất phát từ tâm nhĩ.
Ai có nguy cơ cao bị nhịp nhanh kịch phát trên thất?
Nhịp nhanh kịch phát trên thất là loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhịp nhanh kịch phát trên thất bao gồm:
- Mắc bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác: Hẹp động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh cơ tim và các tổn thương tim khác có thể làm tăng nguy cơ bị nhịp nhanh kịch phát trên thất.
- Mắc bệnh tim bẩm sinh: Các bất thường bẩm sinh về tim có thể ảnh hưởng tới nhịp tim của bạn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc ho, thuốc trị cảm lạnh… có thể kích hoạt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
- Ngưng thở khi ngủ: Tình trạng này có thể gây gián đoạn nhịp thở trong khi ngủ, từ đó làm tăng nguy cơ nhịp nhanh kịch phát trên thất.
- Mắc bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, khó thở khi ngủ.
Cách điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất
Nếu đã được chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát trên thất, bạn cần tuân thủ điều trị của bác sỹ. Đồng thời, hãy áp dụng thêm những lời khuyên sau đây để ổn định nhịp tim:
- Tập thể dục vừa sức 30 phút/ngày.
- Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.
- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
- Không uống rượu bia.
- Kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ tích cực.
- Giảm nhịp tim bằng thảo dược: Nghiên cứu cho thấy, kết hợp thêm sản phẩm có chứa khổ sâm không chỉ giúp giảm và ổn định nhịp tim mà còn phòng được nguy cơ suy tim khi bị nhịp nhanh kịch phát lâu ngày.
Nhịp nhanh kịch phát trên thất có tiềm ẩn những rủi ro. Tuy nhiên nếu sớm áp dụng các biện pháp kể trên, bạn sẽ kiểm soát được tình trạng này, từ đó ổn định nhịp tim và giảm tần xuất nhập viện do cơn nhịp nhanh xuất hiện.
Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim
Với thành phần chính từ Khổ sâm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương là sản phẩm hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh xoang, giúp giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.
Kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương lâu dài còn giúp cho những người bị rối loạn nhịp tim, người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, sau biến cố tim mạch… phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn