- Chuyên đề:
- Món ngon mỗi ngày
Không đọc kỹ công thức có thể khiến chiếc bánh của bạn thất bại ngay từ những bước đầu tiên.
Làm bánh brownie với nồi chiên không dầu
Bữa sáng nhanh gọn: Gợi ý 5 cách làm bánh mì trái bơ
Bánh khoai lang chocolate lạ miệng
Cách làm bánh quy gừng thơm ngon đón Giáng sinh ấm áp
1. Dựa vào thời gian nướng thay vì quan sát bằng mắt thường
Trong các công thức nấu ăn, người viết sẽ thường cung cấp cả thời gian nấu và các dấu hiệu thị giác để hướng dẫn cách làm thế nào nhận biết khi thức ăn của bạn đã chín.
Ví dụ: Công thức có thể ghi "Nướng bánh cho đến khi rìa vàng nhẹ và tăm xiên vào giữa bánh rút ra sạch, khoảng 20 - 25 phút". Con số 20 - 25 phút chỉ là thời gian tham khảo, quan trọng là bánh phải đạt được cả hai dấu hiệu: rìa vàng nhẹ và tăm xiên sạch.
Vì vậy, hãy luôn quan sát bánh trong quá trình nướng và dựa vào các dấu hiệu trực quan như màu sắc, độ phồng, kết cấu thay vì chỉ cứng nhắc theo thời gian, bởi các lò nướng khác nhau có hiệu suất nhiệt khác nhau, nên dựa vào thời gian có thể khiến bánh chưa chín hoặc quá chín.
2. Không thêm muối vào món nướng của bạn
Mặc dù nghe có vẻ lạ khi thêm muối vào đồ ngọt, nhưng muối thực sự giúp tăng cường hương vị tổng thể và hài hòa vị ngọt, tránh cho bánh bị gắt. Tuy nhiên, việc thêm quá nhiều muối sẽ khiến bánh bị mặn, còn thiếu muối thì bánh sẽ nhạt.
Vì vậy, nếu công thức không ghi rõ lượng muối, bạn có thể bắt đầu với một ít muối (khoảng 1/16 thìa cà phê) và nếm thử để xem có đủ hay không - đây là cách an toàn để tránh quá tay khiến bánh mất ngon.
3. Sử dụng khuôn nướng sai kích cỡ
Một công thức nấu ăn đầy đủ và chi tiết sẽ ghi rõ loại và kích thước khuôn bánh cần dùng. Dùng khuôn bánh sai kích cỡ có thể ảnh hưởng đến thành phẩm, mặc dù vẫn có thể ăn được nhưng bánh sẽ không giống hình dạng và độ dày mong muốn trong công thức.
Ví dụ: Với các loại bánh ngọt và bánh brownies, dùng khuôn lớn hơn sẽ khiến bánh mỏng hơn và chính nhanh hơn. Ngược lại, khuôn nhỏ hơn sẽ tạo thành bánh dày hơn và cần thời gian nướng lâu hơn.
4. Không để bơ ở nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ của bơ cũng có vai trò rất lớn đối với việc làm nên một mẻ bánh thành công. Ví dụ, nếu bạn làm bánh quy hoặc bánh ngọt thì bơ phải để ở nhiệt độ phòng thì bánh mới có độ nở như mong muốn, còn đối với các loại bánh có vỏ như bánh mì thì bơ phải lạnh để vỏ bánh đạt độ giòn.
5. Đo bột không chính xác
Để đảm bảo tỷ lệ nguyên liệu chính xác và thành phẩm bánh ngon, hãy đo bột cẩn thận bằng phương pháp muỗng và san phẳng. Tránh múc bột trực tiếp từ túi mà hãy dùng thìa xúc từng muỗng cho đến khi đầy cốc đong.
6. Sử dụng những phương án thay thế không hiệu quả
Trong quá trình chế biến, đôi khi bạn thiếu một nguyên liệu và phải tìm cách thay thế, ví dụ dùng sữa chua thay kem chua hoặc sữa ngâm nước cốt chanh thay bơ sữa chua. Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào bạn cũng có thể thay đổi hay thêm bớt được, nếu bạn cố gắng thay đổi các loại nguyên liệu không phù hợp có thể dẫn đến việc bánh bị hỏng như đổi màu, không nở tốt, hay tệ hơn là bị cháy, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Bình luận của bạn