Nhiều người sử dụng bột hạnh nhân thay thế cho bột mì
Top 5 loại ngũ cốc ăn sáng ít đường, ít tinh bột, giàu protein
Người ăn Keto có được uống sữa hạnh nhân không?
6 thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên ăn để gan hoạt động bình thường
Có nên áp dụng chế độ ăn không chứa gluten cho trẻ?
Bột hạnh nhân đang dần thay thế vị trí cho bột mì truyền thống vì chứa ít carb (tinh bột), đảm bảo dinh dưỡng khi đóng gói và có vị ngọt nhẹ.
Bột hạnh nhân cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn bột mì truyền thống.
Bột hạnh nhân là gì?
Bột hạnh nhân được làm từ hạt hạnh nhân nghiền. Quá trình sản xuất bột hạnh nhân bao gồm đun hạt hạnh nhân trong nước sôi để tách lớp vỏ ra khỏi hạt, sau đó nghiền và rây bột.
Bột hạnh nhân đã được tách vỏ có màu trắng sữa
Cần phân biệt bột hạnh nhân với bột hạnh nhân thô. Bột hạnh nhân thô có điểm khác là được nghiền từ hạnh nhân nguyên vỏ. Hai loại bột này có thể thay thế cho nhau nhưng có sự khác nhau lớn trong các công thức nấu ăn.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong bột hạnh nhân
- Lượng calo: 163cal
- Chất béo: 14,2gr (9gr chất béo không bão hòa đơn)
- Protein: 6,1gr
- Tinh bột: 5,6gr
- Chất xơ: 3gr
- Vitamin E: 35% RDI
- Mangan: 31% RDI
- Magne: 19% RDI
- Đồng: 16% RDI
- Phosphor: 13% RDI
Bột hạnh nhân chứa hàm lượng vitamin E cao, giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tim và bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học thực tế đã chỉ ra vitamin E giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh Alzheimer’s. Ngoài ra, kali cũng được tìm thấy với hàm lượng cao trong bột hạnh nhân. Kali giúp cải thiện kiểm soát đường trong máu, giảm kháng insulin và hạ huyết áp.
Bột hạnh nhân giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Sử dụng bột hạnh nhân giúp bảo vệ sức khỏe
Các thực phẩm được tinh chế từ lúa mì thường có hàm lượng carb cao, hàm lượng chất xơ và chất béo thấp. Chúng có thể gây ra hiện tượng lượng đường trong máu tăng giảm đột biến, khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy đói, thèm các thực phẩm nhiều đường và calo.
Trong khi đó, bột hạnh nhân lại chứa lượng carb thấp, chứa nhiều chất béo lành mạnh và cả chất xơ. Những đặc tính này giúp bột hạnh nhân trở thành thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường đi vào máu một cách từ từ và cung cấp nguồn năng lượng bền vững cho cơ thể.
Sử dụng bột hạnh nhân thay thế cho bột mì sẽ giúp những người mắc đái tháo đường type 2 giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện chức năng insullin. Kể cả với những người không mắc bệnh tiểu đường type 2 thì các đặc tính trên của bột hạnh nhân cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bột hạnh nhân không chứa gluten
Các loại bột mì thường chứa một loại protein có tên gọi là gluten, giúp bột giãn nở và giữ không khí trong quá trình nướng, giúp bột xốp nhẹ hơn. Đối với những người mắc bệnh celiac (một bệnh lý đường ruột do nhạy cảm với gluten) thì không thể sử dụng bột mì. Mặc dù cơ thể có cơ chế tự động loại bỏ gluten ra khỏi cơ thể nhưng những người mắc bệnh này có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, sụt cân, da nổi mẩn và mệt mỏi.
Trong khi đó, bột hạnh nhân không chứa gluten, là sự lựa chọn tốt hơn cho cả những người mắc bệnh celiac.
Giảm cholesterol xấu và hạ huyết áp
Huyết áp cao và cholesterol xấu cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim. Những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến huyết áp và hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Một số phân tích khoa học cho thấy, những người ăn hạt hạnh nhân nhiều có kết quả hàm lượng cholesterol xấu giảm trung bình 5.79mg/dl LDL cholesterol.
Ngoài ra, hạnh nhân cũng chứa nhiều magne, nhiều nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt magne có liên quan đến cao huyết áp.
Sử dụng bột hạnh nhân trong nấu ăn
Bạn có thể sử dụng bột hạnh nhân để thay thế cho bột mì trong các công thức bánh nướng hoặc các món tương tự.
Bột hạnh nhân sẽ không nở nhiều so với bột mì mà sẽ đặc và phẳng hơn. Bột hạnh nhân cũng chứa nhiều calo hơn bột mì. Trong 28gr bột mì chứa 102cal.
Bình luận của bạn