8 hiểu lầm “chết người” về đột quỵ

Đột quỵ đang có xu hướng tăng mạnh và để lại nhiều di chứng nặng nề

Phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ

Giảm cholesterol nhanh chóng trong 7 ngày

Tăng huyết áp rất dễ dẫn đến đột quỵ

7 điều nên làm để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Tuy nhiên, trước căn bệnh vô cùng nguy hiểm này, rất nhiều người vẫn có những hiểu lầm tai hại, để lại hậu quả nặng nề về sau.

1. Đột quỵ là một dạng của bệnh tim

Đột quỵ không phải là một dạng của bệnh tim mà nó chính xác là “cuộc tấn công” đối với não bộ. Đột quỵ xảy ra khi máu cung cấp đến một phần của não bị chặn lại (nhồi máu não do cục máu đông). Hoặc khi trong não có mạch máu bị vỡ khiến máu tràn vào khoảng không xung quanh của các tế bào não (chảy máu não). Điều này làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của não, bởi máu mang chất dinh dưỡng và oxy cho não. Khi não có những tổn thương do không được cung cấp đủ máu, tế bào não của bạn có thể bị hủy hoại, gây ra cơn đột quỵ.

2. Đột quỵ hiếm hơn so với các bệnh khác

Tại Anh, đột quỵ rất nguy hiểm nhưng chỉ là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao thứ ba, sau bệnh timung thư. Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh, vận động… Do đó, suy nghĩ rằng đột quỵ là căn bệnh hiếm gặp là hoàn toàn sai lầm.

3. Đột quỵ chỉ xảy ra với những người trên 65 tuổi 

Dù những người lớn tuổi có rất nhiều nguy cơ bị đột quỵ, nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả thanh niên, trẻ em và trẻ sơ sinh. Thực tế, ¼ ca đột quỵ ở Anh là những người dưới 65 tuổi và nó gắn liền với những nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, lối sống lười vận động, căng thẳng...

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

4. Đột quỵ không thể ngăn ngừa được

Trái ngược với quan điểm này, trên thực tế có đến 80% trường hợp đột quỵ có thể được ngăn chặn. Bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ nhờ việc duy trì lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, không lạm dụng rượu, bia và không hút thuốc lá. Bên cạnh đó, các biện pháp nhằm hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol bằng thuốc cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.

5. Đột quỵ không di truyền

Nếu một người thân - có thể là cha mẹ, ông bà đã bị đột quỵ, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị đột quỵ. Và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những gia đình chưa có người bị đột quỵ. Các nghiên cứu cũng đã tìm ra một số bệnh di truyền nhất định có thể gây đột quỵ, ví dụ, bệnh thiếu máu tế bào hình liềm là một rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

6. Đột quỵ thường rất khó nhận biết

Các triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ có thể khác nhau từ người này sang người khác, nhưng thường diễn ra khá đột ngột. Các phần khác nhau của não bộ kiểm soát những bộ phận khác nhau của cơ thể, bởi vậy, triệu chứng của bệnh xuất hiện ra sao phụ thuộc vào phần não bộ nào bị đột quỵ.

Dấu hiệu của đột quỵ thể hiện trên gương mặt

Tuy xảy ra đột ngột nhưng căn cứ vào một số dấu hiệu, chúng ta có thể nhận biết trước cơn đột quỵ, đó là khuôn mặt bệnh nhân bị méo hoặc mặt chưa méo nhưng mất cân xứng; Đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác tê, cứng nửa mặt hoặc ¼ mặt bên dưới; Họ gặp khó khăn trong việc nâng cánh tay hoặc nâng chân, nói lắp bắp, các câu nói bị cắt xén. Nếu họ có những triệu chứng này, người nhà cần gọi xe cấp cứu càng nhanh càng tốt để người bệnh được điều trị kịp thời.

7. Tất cả các cơn đột quỵ đều giống nhau

Đối với một số người, nếu được xử lý kịp thời thì ảnh hưởng của đột quỵ thường không đáng kể và không kéo dài. Tuy nhiên, một số khác lại có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, khiến họ bị di chứng liệt, không tự chủ trong sinh hoạt, phải phụ thuộc vào người khác. Trên thực tế, cứ 8 người bị đột quỵ sẽ có 1 người tử vong trong vòng 30 ngày kể từ khi bị đột quỵ.

8. Không cần đến gặp bác sỹ khi bị đột quỵ nhẹ

Có 3 loại đột quỵ: Đột quỵ xuất huyết (do vỡ mạch máu não), đột quỵ thiếu máu cục bộ (do sự tắc nghẽn cắt đứt nguồn máu đến não) và cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Thiếu máu não thoáng qua giống như một cơn đột quỵ, nhưng các triệu chứng thường kéo dài trong thời gian ngắn, không quá 24 giờ. Tuy nhiên, khoảng 1/3 số người bị thiếu máu não cục bộ có thể dẫn đến đột quỵ toàn diện sau đó. Chính vì vậy, người bị đột quỵ dù nhẹ hay nặng cũng đều cần tới gặp bác sỹ để được điều trị kịp thời.

Người bị đột quỵ cần được đi khám sớm

Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và hỗ trợ điều trị sau cơn đột quỵ, mọi người cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Trong chế độ ăn hàng ngày, cần hạn chế các loại mỡ động vật. Trong lối sống, cần tránh căng thẳng, stress, hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá... Đối với những người có nguy cơ đột quỵ cao, cần điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu, triglyceride máu, phòng và trị bệnh đa hồng cầu (nếu có).

Thêm vào đó, những người có nguy cơ bị đột quỵ cũng nên lưu tâm đến việc sử dụng thực phẩm chức năng có chứa nattokinase – một enzyme giúp làm tan cục máu đông (nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não), đồng thời phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ cùng các di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng...

Hoài Thương H+

Thực phẩm chức năng Nattospes – Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Hiện nay, các sản phẩm là thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên đang được ứng dụng trong việc hỗ trợ phòng và cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não. Sản phẩm này đã được nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não trong giai đoạn cấp.
Nattospes (thành phần: Nattokinase) có tác dụng phòng ngừa, phá được các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu; hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) và các di chứng của nó; các bệnh lý liên quan tới cục máu đông: viêm tác động, tĩnh mạch, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già; hỗ trợ ổn định huyết áp.
Cách dùng: Phòng bệnh và tăng cường sức khỏe: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 viên; Hỗ trợ điều trị: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
XNQC: 481/2015/XNQC-ATTP
**sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh