9 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tại thận

Triệu chứng cảnh báo thận bị tổn thương, chức năng lọc máu suy giảm

Chuyên gia chia sẻ cách lựa chọn thực phẩm ngày Tết đối với người bệnh thận

Hơn 10 triệu người Việt mắc bệnh thận mạn, đa phần phát hiện muộn

5 nguyên nhân gây bệnh thận ở phụ nữ sau tuổi 30

Những điều cần biết dành cho người mắc bệnh thận mạn tính

Theo bác sĩ Abdul Ali Abdellatif – bác sĩ chuyên khoa thận và ghép thận, Bệnh viện Clear Lake Houston (Mỹ), bệnh thận là một trong những bệnh lý thầm lặng có thể dẫn tới biến chứng kéo dài, thậm chí tử vong nếu không được điều trị.

Nhiệm vụ chính của thận là lọc máu. Cơ quan này lọc tới 200l máu mỗi ngày, để loại bỏ các chất độc, acid, hóa chất và chất lỏng dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn tham gia điều hòa huyết áp, duy trì sức khỏe xương, điều hòa quá trình sản sinh hồng cầu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, tuổi cao. Đường huyết cao và huyết áp cao đều có thể làm tổn thương các mạch máu tại thận. Người trên 65 tuổi nên tầm soát bệnh thận định kỳ.

Khi thận gặp vấn đề, chức năng suy giảm, bạn có thể gặp phải một trong những dấu hiệu cảnh báo sau:

Phù

Hiện tượng sưng phù mặt, tay, chân là dấu hiệu của nhiều bệnh thận nghiêm trọng. Nguyên nhân là khi đó, thận không thể loại bỏ lượng dịch dư thừa cũng như muối natri ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận cũng có thể không lọc protein hiệu quả, khiến cơ thể sưng phù.

Tiểu tiện bất thường

Nước tiểu có màu nâu hoặc đỏ là dấu hiệu có máu trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu của bệnh suy thận mạn tính, do những tổn thương tại cơ quan này (sỏi thận, ung thư, nang thận, viêm thận).

Ở người khỏe mạnh, trong thành phần nước tiểu, hàm lượng protein cực kỳ thấp. Lượng protein tăng cao hơn mức bình thường có thể gây ra hiện tượng nước tiểu nổi bọt.

Tần suất đi tiểu nhiều hay ít hơn bình thường cũng là dấu hiệu đáng lo ngại, cần đề phòng viêm đường tiết niệu.

Mệt mỏi

Người mắc bệnh suy thận giai đoạn muộn có nguy cơ mệt mỏi, thiếu máu, khó thở. Nguyên nhân là thận không sản sinh ra đủ erythropoietin, hormone giúp sản sinh tế bào hồng cầu.

Chuột rút

Suy thận giai đoạn cuối cũng khó tránh khỏi các biến chứng như rối loạn điện giải, làm tích tụ nhiều chất độc trong máu. Người bệnh có thể gặp triệu chứng chuột rút, cơ bắp co giật đột ngột, đi kèm cảm giác co giật cơ, tê bì, châm chích.

Lú lẫn

Suy thận kéo dài làm lượng chất độc tích tụ trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe não bộ, khiến người bệnh có biểu hiện lú lẫn, mơ hồ.

Gout

Bệnh gout là dạng viêm khớp có liên quan mật thiết tới bệnh thận. Thận bị suy yếu, không thể lọc acid uric trong máu hiệu quả, khiến acid uric tăng cao, lắng đọng tại các khớp gây ra cơn gout cấp.

Da nhợt nhạt

Người bị bệnh thận có thể nhận thấy làn da mất đi vẻ hồng hào. Dấu hiệu này ban đầu có nhận biết nhưng sẽ rõ rệt dần theo thời gian.

Mất ngủ

Bệnh lý tại thận có thể cản trở giấc ngủ ngon về đêm.

Chán ăn

Chán ăn là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu. Các chất độc hại tích tụ trong cơ thể và trong máu khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược.

 
Quỳnh Trang (Theo US News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu