- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
- Suy thận
Bệnh gout không được kiểm soát có thể gây tổn thương cho thận
Suy thận có điều trị được không?
Làm thế nào ngăn suy thận độ 2 tiến triển sang độ 3?
Suy thận độ 3 có chữa được không?
5 cách giảm creatinine ở người suy thận mạn
Tại sao bệnh gout gây biến chứng suy thận?
Bệnh gout (gút) không chỉ gây tổn thương ở các khớp xương mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể. Một trong những cơ quan chịu biến chứng nặng nề của gout chính là thận.
Bệnh gout gây tổn thương thận chủ yếu qua 2 cơ chế. Cơ chế trực tiếp gây bệnh là do lắng đọng tinh thể muối urat làm tổn thương cầu thận, ống thận, dẫn đến tình trạng viêm, lâu ngày khiến chức năng thận bị suy giảm.
Cơ chế gián tiếp là do quá trình hình thành sỏi thận từ tinh thể muối urat gây tình trạng tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, ứ nước, giảm chức năng thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị gout như kháng viêm, corticoid, thuốc giảm đau nhóm NSAIDs lâu ngày cũng ảnh hưởng đến chức năng thận.
Một số triệu chứng của suy thận do bệnh gout bao gồm: Đau lưng và đau bụng dưới; Đi tiểu ít hoặc nhiều hơn so với bình thường; Mệt mỏi và cảm thấy suy nhược; Buồn nôn và nôn; Đau và sưng ở các khớp…
Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu, từ đó giúp chẩn đoán chính xác tình trạng suy thận do gout gây ra.
Làm sao để bệnh gout và bệnh thận “chung sống hòa bình”?
Với những người bị gout biến chứng suy thận hoặc mắc kèm bệnh thận thì quá trình điều trị thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, để đạt được hiệu quả điều trị tốt cần phối hợp điều trị gout và phục hồi chức năng thận. Một số biện pháp giúp kiểm soát bệnh gout và bệnh thận như sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Định kỳ thăm khám sức khỏe, kiểm soát chỉ số đường huyết, acid uric máu, giữ huyết áp và cân nặng phù hợp.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, các bữa ăn nên chứa nhiều chất xơ như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các loại thực phẩm giàu purin, chất béo, đường.
- Không uống bia, rượu và sử dụng các chất kích thích.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Hỗ trợ giảm triệu chứng suy thận nhờ thảo dược
Hiện nay, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm chứa dành dành để giúp bổ thận, hỗ trợ giảm một số biểu hiện do suy thận.
Theo y học cổ truyền, cây dành dành được sử dụng để hỗ trợ cải thiện bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch ở thận, hỗ trợ lưu thông máu và điều hòa huyết áp. Dành dành cũng được nghiên cứu hiện đại chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu đến thận, hỗ trợ chống xơ hóa và giảm tổn thương thận.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo... giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, vô niệu do thận kém.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng về sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành lên đến 92,9%.
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn