Trà thảo dược có thể giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua thời kỳ nhạy cảm hàng tháng
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
Chocolate có tác dụng giảm đau bụng kinh?
Giải pháp giúp cải thiện cơn đau bụng kinh an toàn, hiệu quả
5 dưỡng chất cần bổ sung vào chế độ ăn để giảm cơn đau bụng kinh
Trà gừng
Gừng có đặc tính chống viêm và giảm đau tự nhiên, nên có thể hỗ trợ chị em vượt qua cơn đau khi đến ngày "đèn đỏ". Một nghiên cứu tổng quan cho thấy, người dùng 750-2000mg bột gừng trong 3-4 ngày đầu của kỳ kinh nguyệt bớt bị đau bụng hơn so với người dùng giả dược.
Trà gừng khá an toàn khi sử dụng ở lượng vừa phải (không quá 4gr một ngày). Bạn có thể dùng gừng tươi để hãm thành trà, hoặc dùng sản phẩm dạng túi lọc bán sẵn. Tránh lạm dụng trà gừng để không gặp những tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, nóng rát ngực.
Trà xanh
Trong trà xanh có hoạt chất L-theanine giúp tăng cường dopamine và giảm lo lắng. Thức uống này có thể hữu ích cho những thay đổi tâm trạng và cả cơn đau bụng do thời kỳ kinh nguyệt gây ra. Một nghiên cứu cho thấy, những chị em ở độ tuổi sinh sản thường xuyên uống trà xanh có cơn đau bụng kinh mức độ nhẹ hơn người không có thói quen này.
Lưu ý, trà xanh chứa hàm lượng caffeine đáng kể có thể ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Bạn nên bắt đầu nhâm nhi trà xanh ở lượng nhỏ, theo dõi phản ứng của cơ thể trước rồi mới thưởng thức đều đặn.
Trà hoa cúc La Mã (chamomile)
Hoa cúc La Mã chứa hoạt chất apigenin giúp an thần, chống co thắt, hỗ trợ giấc ngủ ngon. Vì vậy, uống một cốc trà hoa cúc có thể đem lại lợi ích với chị em đang trong kỳ kinh nguyệt. Không chỉ giúp giảm đau bụng kinh, thức uống này còn giúp điều hòa lượng máu kinh, giảm stress và kích thích giấc ngủ.
Trà ô long
Tuy cũng làm từ lá trà, quá trình chế biến trà ô long tạo ra hương vị thơm ngon khác hẳn trà xanh thông thường. Dù vậy, trà ô long cũng có một vài tác dụng sức khỏe tương tự trà xanh, trong đó có khả năng hỗ trợ giảm đau bụng kinh, giảm stress và giúp tinh thần sảng khoái.
Trà quế
Với khả năng hỗ trợ giảm hiện tượng viêm, trà quế góp phần đẩy lùi hiện tượng căng tức bụng thường gặp trước và trong kỳ kinh. Một số nghiên cứu ghi nhận khả năng giảm đau và ngăn ngừa cơn buồn nôn do kinh nguyệt của quế (ở dạng chiết xuất bột). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử thưởng thức trà thảo dược ấm nồng này trong ngày trời lạnh để làm dịu khó chịu khi "đến tháng".
Trà tiểu hồi (fennel)
Trà làm hạt tiểu hồi (fennel) còn thường được gọi dân dã là trà thì là tây. Tuy nhiên, cần phân biệt thảo mộc này với cây thì là (gia vị của người Việt, thường được dùng khi nấu cá). Hạt tiểu hồi rất thơm, chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C, quercetin. Một báo cáo năm 2020 trên tạp chí Nutrients cho thấy tác dụng giảm đau bụng kinh của hạt tiểu hồi không kém so với sử dụng thuốc giảm đau.
Bình luận của bạn