Ăn nhiều thực phẩm này làm trầm trọng cơn đau bụng do sỏi mật

Sỏi mật là một tình trạng rất phổ biến, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi

Đâu là chế độ ăn tốt nhất sau phẫu thuật cắt túi mật?

Thay đổi chế độ ăn thế nào để giảm nguy cơ sỏi mật?

Người bị sỏi túi mật uống thuốc gì để tan sỏi?

Khi nào cần mở ống mật chủ lấy sỏi, cách thực hiện thế nào?

Các yếu tố nguy cơ phổ biến gây bệnh sỏi mật là thừa cân, nồng độ estrogen quá cao trong cơ thể… Đây là lý do khiến phụ nữ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố trên, chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới nguy cơ bị sỏi mật. Theo đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên ăn nhiều thực phẩm có chứa đường tinh luyện có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật có triệu chứng.

Cụ thể, các nhà khoa học chỉ ra rằng, ăn quá 40gr đường/ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi mật có triệu chứng. Nguyên nhân là bởi đường tinh luyện có thể thúc đẩy quá trình sản sinh insulin, khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát.

Ăn nhiều thực phẩm, uống đồ uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật

Ăn nhiều thực phẩm, uống đồ uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật

Nồng độ insulin tăng cao cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật (dịch lỏng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo trong thức ăn).

Có tới 70% số sỏi mật có thể hình thành khi các hạt cholesterol liên kết lại với nhau trong túi mật. Theo đó, các thay đổi trong quá trình chuyển hóa cholesterol, thay đổi trong thành phần dịch mật có thể dẫn tới sự hình thành sỏi mật.

Việc ăn nhiều đường, uống các loại thức uống nhiều đường có thể gây ra những thay đổi này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống từ 2 cốc nước có gas trở lên/ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ bị ung thư túi mật, tăng tới 79% nguy cơ bị ung thư đường mật.

 

Ngoài các thực phẩm, thức uống nhiều đường, ăn nhiều một số thực phẩm khác như lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ, các thực phẩm giàu tinh bột hoặc cholesterol cũng có thể làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol trong dịch mật, từ đó làm tăng nguy cơ sỏi mật.

Cảnh giác với các triệu chứng cảnh báo sỏi mật

Sỏi mật có thể bắt đầu gây ra triệu chứng khi chúng lọt vào và mắc kẹt trong các ống dẫn mật. Đặc biệt, các cơn đau do sỏi mật thường xảy ra sau các bữa ăn, khi các cơ trong túi mật co bóp để tống đẩy dịch mật vào ruột, vô tình lại chèn ép vào các viên sỏi mật.

Nếu viên sỏi mật chặn một trong các ống dẫn mật, chúng có thể gây ra các cơn đau bụng dữ dội, đột ngột (hay còn được gọi là cơn đau quặn mật). Cơn đau quặn bụng có thể kéo dài vài phút, nhưng đôi khi cũng có thể đau âm ỉ tới vài giờ.

Ngoài cơn đau quặn mật, sỏi mật còn có thể gây ra một số triệu chứng như sốt cao, vàng da, ngứa da, tiêu chảy, ớn lạnh, ăn mất ngon… Nếu thường xuyên gặp phải các triệu chứng này, bạn nên đi khám để được bác sỹ tư vấn phương án điều trị sỏi mật phù hợp. Có thể bạn sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để tránh sỏi mật tái phát, hoặc được tư vấn dùng thuốc làm tan sỏi mật (dù các loại thuốc này thường mất vài tháng tới vài năm mới có tác dụng rõ ràng).

Vi Bùi (Theo Express)

 

TPBVSK Kim Đởm Khang - hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý

 

Với thành phần 8 thảo dược quý, TPBVSK Kim Đởm Khang là giải pháp hữu hiệu cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

 

kim-dom-khang-09461682-220113094616

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa