- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi khó chịu trong thời kỳ mang thai
Bà bầu thiếu vitamin D khiến con dễ bị tự kỷ
Bà bầu thèm cà phê, nên làm gì?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Vì sao bà bầu nên tập hít thở sâu?
Buồn nôn
Sự thay đổi nột tiết khiến phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, việc mang thai cũng làm tăng độ nhạy cảm trong vùng não và gây cảm giác buồn nôn.
Để đối phó với tình trạng này, phụ nữ mang thai nên: Nằm im trên giường vài phút sau khi thức dậy; Không uống quá nhiều chất lỏng vào buổi sáng; Ăn sáng bằng bánh mì, bánh quy; Chia nhỏ thành 6 bữa ăn/ngày; Hạn chế tiếp xúc với một số mùi nhất định như hành tây, tỏi hoặc các loại nước hoa; Tham khảo ý kiến bác sỹ khi bị buồn nôn nghiêm trọng.
Đau lưng
Đây là vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang thai. Lý do là khi bụng bầu to lên sẽ gây áp lực lên lưng. Kết hợp với việc ngồi và đi bộ không đúng tư thế sẽ làm tăng thêm áp lực cho lưng. Hãy nhớ rằng, chứng đau lưng trong giai đoạn sau của thai kỳ có thể là một dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Để giải quyết vấn đề này, phụ nữ mang thai nên giữ đúng tư thể; Giữ cột sống thẳng khi ngồi, đứng hoặc đi bộ; Thực hiện một số bài tập nhẹ để cải thiện tư thế sau khi đã nói chuyện với bác sỹ hoặc huấn luyện viên thể dục; Đặt một chiếc gối mỏng giữa 2 chân khi đi ngủ.
Táo bón
Nhu động ruột thường trở nên chậm lại khi mang thai. Điều này xảy ra do sự gia tăng progesterone trong cơ thể. Sắt được bổ sung trong thời kỳ mang thai cũng có thể dẫn đến táo bón.
Để giải quyết vấn đề này, bà bầu cần tăng lượng chất xơ hàng ngày. Nếu cần thiết, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về các loại thuốc trị táo bón. Ngoài ra, bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước/ngày, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi, đồng thời cần thực hiện các bài tập nhẹ như đi bộ để giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón tái phát.
Ợ nóng và khó tiêu
Trước khi mang thai, ợ nóng và khó tiêu có thể được giải quyết đơn giản bằng cách uống thuốc nhưng khi có bầu, bạn phải thận trọng hơn. Trong thời kỳ mang thai khi bụng bắt đầu tăng kích thước, dạ dày sẽ bị đẩy lên và điều này dẫn đến chứng ợ nóng. Ngoài ra, không ăn uống được gì có thể làm tăng acid và gây ợ nóng, khó tiêu.
Để giải quyết vấn đề này, phụ nữ mang thai nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các loại thực phẩm cay nóng và chiên rán, không nằm ngay sau khi vừa ăn xong...
Phù nề
Bàn chân và bàn tay của phụ nữ mang thai có thể bị phù nề trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Sự thay đổi hormone ở giai đoạn này khiến cơ thể tích nước và dẫn tới hiện tượng phù nề.
Để giải quyết vấn đề này, phụ nữ mang thai nên uống nước nhiều hơn, hạn chế nằm ngửa khi ngủ, không đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế...
Mệt mỏi
Đối với nhiều bà bầu, cảm giác mệt mỏi sẽ thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.
Để giải quyết vấn đề này, phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống cân bằng để cung cấp thêm năng lượng cho cả mẹ và bé, đồng thời chú ý ngủ đủ giấc và ngủ ngon mỗi đêm.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và Bà bầu:
Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.
TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Vui lòng truy cập website www.preiq.vn hoặc gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn