Bà bầu "vật vã" trong nắng nóng đầu mùa

Để đối phó với mệt mỏi do nắng nóng mẹ bầu cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Bà bầu buồn nôn kéo dài phải đi khám ngay

Mẹ bầu buồn nôn nhiều vào sáng sớm là dấu hiệu sinh con thông minh?

Bà bầu nhất định phải biết những điều này khi đi du lịch

Mang thai dưới 3 tháng có nên đi máy bay?

Nắng nóng có thể dẫn đến đột quỵ, sảy thai

Mới mang bầu tháng thứ 4 nhưng chị Lan Anh (Đông Anh, Hà Nội), đứng ngồi không yên vì nắng nóng: “Bụng mình chưa to lắm nhưng thời gian này đúng vào đợt nắng nóng nên mệt mỏi vô cùng. Mình lại bị nghén nặng, không ăn uống được gì nên suốt ngày bị tụt huyết áp. Có những lúc còn ngất xỉu đi không biết gì nữa”.

Không chỉ với chị Lan Anh mà nhiều bà bầu khác cũng khổ sở vì nắng nóng nhất là những bà bầu đang mang thai tháng cuối. Chị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) đang mang bầu tháng thứ 8, than thở: “Mang bầu mùa nắng nóng khổ thật. Còn 1 tháng nữa mới đến ngày sinh mà giờ tôi thấy mệt mỏi lắm rồi.  Chân tay phù nề cộng với nắng nóng khiến tôi cảm thấy rất khó chịu. Không chỉ có vậy, thời tiết còn làm cho tôi không thể ăn uống được gì. Mặc dù rất lo ảnh hưởng đến con nhưng tôi chẳng biết làm cách nào cả”.

Nắng nóng, cơ thể mệt mỏi dễ khiến mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt

Theo bác sỹ cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh - Phó khoa Sản, Bệnh viện Vinmec: “Nắng nóng gay gắt cộng với nhiệt độ lên tới 39 – 40 độ C khiến bà bầu dễ bị cảm nắng. Tùy vào mức độ, cảm nặng có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến đột quỵ, sảy thai. Ngoài ra, nắng nóng cũng khiến cơ thể mệt mỏi, toát mồ hôi nhiều dễ khiến mẹ bầu bị hoa mắt, chóng mặt vì tụt huyết áp”. 

Mẹ bầu làm gì để tránh nắng nóng

Nắng nóng kéo dài khiến chị em bầu không những mệt mỏi mà còn có nguy cơ mất nước, cảm nắng… ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Để giảm các nguy cơ trên, chị em cần lưu ý không để thân nhiệt lên quá cao và áp dụng những biện pháp tránh nóng phù hợp:

Hạn chế ra ngoài vào ban ngày: Bà bầu nên đi làm sớm và đợi chiều mát hẳn mới về. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải ra ngoài, nên mặc áo chống nắng, bôi kem chống nắng… Nếu phải đi quãng đường xa hãy nghỉ ngơi khi thấy mệt mỏi, vào nơi có bóng râm nghỉ đến khi cảm thấy cơ thể đủ khỏe để đi tiếp.

Bà bầu nên uống nhiều nước để tránh hiện tượng mất nước

Thường xuyên uống nước: Hiện tượng mất nước do thoát mồ hôi nhiều cũng khiến bà bầu dễ bị tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi… Vì vậy, cần thường xuyên uống nước để bổ sung nước cho cơ thể. Tốt nhất nên uống nước lọc thay vì uống nhiều nước mía, nước ngọt…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để hạ nhiệt và làm mát cơ thể, bà bầu cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm làm mát cơ thể như hoa quả (dưa chuột, dưa hấu, nước dừa, cam, chanh…), rau xanh (rau dền, rau má, diếp cá…) Đồng thời mẹ bầu cũng nên ăn những món dễ tiêu như cháo thập cẩm, cháo đỗ xanh, đỗ đen, cá hấp,…; Tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, món cay nóng, món nướng, bánh kẹo, trái cây vị ngọt đậm như mít, vải, sầu riêng… Nên hạn chế uống nước lạnh vì uống nhiều nước lạnh khiến bà bầu dễ bị viêm họng…

Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát: Để hạn chế tình trạng “nóng trong người”, bà bầu nên chú ý chọn trang phục có độ rộng vừa phải, bằng các chất liệu vải mềm mát và thoáng khí như cotton, vải lanh với các màu sắc dịu nhẹ. Một đôi giày sandal trệt, quai hậu hay giày búp bê vừa vặn cũng giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn.

Nhiệt độ quá cao có thể gây ra sự co bóp ở tử cung mà nguyên nhân là do tình trạng mất nước làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung, khiến tuyến yên tiết hormone kích thích sự co bóp đẩy thai nhi ra ngoài. Vì thế, nắng nóng và nhiệt độ cao vô cùng nguy hiểm với bà bầu vì nguy cơ sinh non, sảy thai là khá cao. Trong những trường hợp thấy dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, xuất hiện nhiều hơn 5 cơn co thắt/giờ, nôn thường xuyên, đau đầu nhiều,... cần ngay lập tức đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.


Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp