Caffeine có thể gây ra sự gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn nhưng đáng kể, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao
Dòng chảy Sức khỏe+: Hà Nội siết chặt phòng chống bệnh dại
Siết chặt quản lý nuôi và xuất khẩu yến
Men phức hợp D3 - Giải pháp 3 trong 1 giúp con cao lớn, khỏe mạnh
Bệnh viện giành lại sự sống cho trẻ sơ sinh
Bác sĩ Lân Hiếu chia sẻ: Có một bệnh nhân nữ ở lứa tuổi trung niên đến tái khám. Chị không có bệnh lý gì chỉ là lo cho sức khoẻ nên xuân thu nhị kỳ đến gặp chúng tôi. Vậy nhưng khi đo huyết áp con số khiến chị giật mình 175/100mmHg, tôi cho ngồi nghỉ 30 phút đo lại gần 200! Chưa hề có tiền sử tăng huyết áp, không có bất cứ triệu chứng cơ năng nào nên tôi nghĩ ngay đến do sử dụng thuốc. Những thuốc hay gây tăng huyết áp như corticoid, chống viêm giảm đau, thuốc tránh thai, thuốc nội tiết … và cả thuốc đông y nếu dạng bột tán (bị pha với steroids) đều được tôi hỏi đi hỏi lại. Chị khẳng định không dùng thuốc gì khiến tôi đã định nghĩ đến việc phải dùng thuốc hạ áp cho chị. May mắn sau gần 2 giờ đồng hồ, chị nhớ ra trước khi xuống Hà Nội đã dùng 1 lọ thuốc chống say của Hàn Quốc. Rất tiếc vỏ hộp thuốc đã vứt đi và cũng không nhớ tên thuốc là gì vì ra hàng thuốc cứ hỏi mua thuốc chống say là có. Google chán chê mới tìm ra ảnh lọ thuốc chống say 3 màu vàng xanh đỏ Dongsun. Tìm tiếp thành phần tôi thở phào nhẹ nhõm vì thấy có Caffeine trong đó. Vậy là yên tâm đợi thêm 30 phút, huyết áp chị đã về bình thường, chỉ tiếc buổi khám sức khoẻ phải hoãn lại lần khác vì không kịp làm xét nghiệm gì hôm nay.
Trong bài chia sẻ của mình, bác sĩ Lân Hiếu cho biết: Caffeine có thể gây ra sự gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn nhưng đáng kể, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao. Không rõ nguyên nhân gây ra sự tăng vọt huyết áp này. Phản ứng huyết áp với Caffeine khác nhau giữa người này và người khác.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng Caffeine có thể ức chế một loại hormone giúp cho các động mạch giãn ra (nghĩa là mạch máu bị co lại gây tăng huyết áp). Các nghiên cứu khác lại chỉ ra Caffeine khiến tuyến thượng thận của bạn tiết ra nhiều adrenaline hơn đây là một chất làm huyết áp tăng lên.
Một số người thường xuyên dùng đồ uống chứa Caffeine thường có huyết áp trung bình cao hơn. Những người này sẽ có khả năng dung nạp Caffeine nên ít bị tăng huyết áp khẩn cấp khi uống cà phê.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết 400 miligam Caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết mọi đối tượng. Hãy nhớ rằng lượng Caffeine trong cà phê, nước tăng lực và các loại đồ uống, thuốc thay đổi tùy theo nhãn hiệu và phương pháp pha chế, nên đọc kỹ sử dụng trước khi dùng, tránh tình trạng bị tăng huyết áp khẩn cấp như nữ bệnh nhân của tôi.
Còn nếu bạn bị tăng huyết áp thực sự, hãy tránh dùng Caffeine ngay trước các hoạt động gắng sức như chơi thể thao hoặc lao động chân tay nặng nhọc.
Mẹo nhỏ để “test” Caffeine có thể làm tăng huyết áp của mình hay không, hãy đo huyết áp trước khi uống một tách cà phê hoặc đồ uống có chứa Caffeine và kiểm tra lại sau 30 đến 120 phút. Nếu huyết áp của bạn tăng khoảng 5 đến 10 mmHg, bạn có thể thuộc type nhạy cảm với tác dụng làm tăng huyết áp của Caffeine. Bác sĩ Lân Hiếu cho biết thêm, bài chia sẻ của ông không nhằm để giảm số lượng người sử dụng thứ đồ uống Cà phê tuyệt vời mà chỉ lưu ý trên một nhóm rất nhỏ các đối tượng đặc biệt. Ông cũng lưu ý: Nếu bạn muốn giảm số lượng sử dụng Caffeine hãy thực hiện dần dần trong vài ngày đến một tuần để tránh bị đau đầu do hiện tượng dừng đột ngột.
Caffeine là thành phần hoạt tính có thể tìm thấy trong một số loại hạt, trái cây... Đây là chất kích thích thần kinh phổ biến nhất trên thế giới. Nguồn cung cấp Caffeine phổ biến thường là từ cà phê và trà.
Lượng Caffeine khác nhau trong các thức uống. Tùy theo nguồn gốc nguyên liệu tạo ra trà, cà phê, quá trình xử lý và cách chế biến mà hàm lượng Caffeine tăng, giảm trong các thứ đồ uống. Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), lượng Caffeine trong 210 ml thức uống cà phê là 65-175mg, còn trong trong thức uống trà là 30-70 mg.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không xếp caffeine vào nhóm các chất gây nghiện. Đến nay vẫn không có dấu hiệu gì rõ ràng chứng minh Caffeine nguy hại đến sức khỏe, ngay cả những trường hợp sử dụng thường xuyên Caffeine trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc dùng Caffeine nhiều có thể dẫn tới phụ thuộc về tâm lý.
Bình luận của bạn