Ngủ có thể gây nghiện?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng ngủ quá nhiều cũng có hại tương tự như ngủ không đủ giấc

Theo Gregory Potter, một trong những chuyên gia hàng đầu của Vương quốc Anh về dinh dưỡng - giấc ngủ - nhịp sinh học và trao đổi chất, nghiện ngủ không phải là một tình trạng được y khoa công nhận. Bạn có thể cảm thấy thèm ngủ và thậm chí bỏ bê các mối quan hệ cá nhân, các nhiệm vụ sinh hoạt hàng ngày chỉ để ngủ. Hãy nhớ rằng, giấc ngủ là một hoạt động sinh học cần thiết giúp bạn tồn tại và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình “nghiện” ngủ hoặc khó nghỉ ngơi đầy đủ thì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Điều gì có thể gây ra chứng nghiện ngủ?

Buồn ngủ ban ngày quá mức là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn đang xảy ra với giấc ngủ của bạn. Nếu cơ thể bạn thèm ngủ quá độ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu ngủ gây ra bởi thói quen ngủ kém khoa học. Chẳng hạn như bạn ăn hoặc uống rượu sát giờ đi ngủ hay sử dụng màn hình ti vi, điện thoại quá nhiều trước khi lên giường. Ngoài ra, lịch trình, giờ giấc ngủ không đều hay ngủ trưa quá muộn trong ngày cũng có thể phá hoại giấc ngủ của bạn.

Thật không may, việc điều trị tình trạng thiếu ngủ không đơn giản chỉ là ngủ nhiều hơn. Bạn không thể bù đắp khoản thiếu ngủ của mình bằng cách ngủ thêm vài giờ vào đêm hôm sau. Vì vậy, điều quan trọng là phải chú ý nhận biết và điều chỉnh những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ là một nguyên nhân chính khác góp phần gây ra tình trạng ngủ quá nhiều và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Các rối loạn này có thể bao gồm:

- Chứng ngủ rũ (Narcolepsy): Đây là một rối loạn thần kinh do não không thể điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức một cách bình thường. Những người mắc chứng ngủ rũ trải qua cảm giác thèm ngủ dữ dội vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Điều này hiến họ ngủ lịm đi từ vài phút đến cả tiếng đồng hồ.i.

- Chứng ngưng thở khi ngủ.

- Chứng mất ngủ vô căn: Theo các chuyên gia, những người mắc chứng mất ngủ vô căn thường ngủ nhiều giờ vào ban đêm, đôi khi hơn 10 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi rã rời vào ban ngày.

- Hội chứng Kleine-Levin hay còn gọi là hội chứng người đẹp ngủ: Tình trạng buồn ngủ cực độ mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi đã ngủ đủ giấc. Thực tế cho thấy người mắc hội chứng này có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày. Điều này khiến hệ thần kinh bị ức chế trong thời gian dài, gây cho người bệnh mất tỉnh táo, thiếu tập trung, lơ mơ, thậm chí xuất hiện ảo giác. Đồng thời, năng lượng cũng bị rút cạn và không thể sinh hoạt một cách bình thường. 

- Dysania: Đây là một thuật ngữ chỉ tình trạng ham muốn nằm trên giường quá mức và không thể dậy vào buổi sáng. Rối loạn này có thể gặp ở bệnh nhân trầm cảm nặng.

Một số dấu hiệu thường gặp của chứng mất ngủ:

- Khó thức dậy sau một giấc ngủ dài và cần ngủ trưa nhiều.

- Suy giảm nhận thức như sương mù não hoặc các vấn đề về trí nhớ.

- Mệt mỏi ban ngày và dễ cáu gắt.

Nghiện ngủ và sức khỏe tâm thần

Các vấn đề về giấc ngủ hay cảm giác nghiện ngủ có thể liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trên thực tế, việc phụ thuộc quá mức vào giấc ngủ có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Nhiều người bị trầm cảm và lo âu kéo dài nhận thấy rằng họ không thể ngủ đủ giấc hoặc gặp khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng. 

Ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Mặc dù chứng nghiện ngủ không phải là một tình trạng bệnh lý thực tế nhưng nhu cầu ngủ nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nếu tình trạng buồn ngủ ban ngày vô độ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ càng sớm càng tốt. Họ có thể giúp bạn tìm ra gốc rễ của vấn đề và tư vấn phương pháp điều trị cần thiết để bạn có được giấc ngủ ngon và nhịp thức - ngủ bình thường.

 
Trang Hương (Theo Psychology Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp