Bạn có thường xuyên cảm thấy bị choáng ngợp?

Nếu các triệu chứng bị choáng ngợp kéo dài từ 2 tuần trở lên, chúng có thể dẫn đến trầm cảm và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Nguyên tắc “5 chữ R” giúp giảm stress, phòng ngừa rối loạn sự thích ứng

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu thường gặp

Những vấn đề về giấc ngủ do stress gây ra

Chuyên gia dự đoán xu hướng chăm sóc sức khỏe tâm thần năm 2024

Cảm giác choáng ngợp xuất hiện khi chúng ta cảm thấy bị bó buộc, quá tải hoặc không thể kiểm soát một tình huống nào đó. Cảm giác này là hoàn toàn bình thường khi chỉ xảy ra trong những thời điểm nhất định, ví dụ như khi gặp phải khủng hoảng, áp lực công việc cao hoặc trải qua các sự kiện căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu cảm giác choáng ngợp xảy ra liên tục và kéo dài, nó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm và kiệt sức. Do đó, việc chủ động trang bị cho mình những phương pháp để vượt qua cảm giác choáng ngợp là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tinh thần và sống một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

Vậy làm thế nào để đối phó với cảm giác choáng ngợp?

Khi bạn liên tục cảm thấy choáng ngợp trong cuộc sống, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn. Trước khi bạn bước đến giai đoạn đó, hãy áp dụng những lời khuyên sau đây của chuyên gia tâm lý để không còn cảm thấy choáng ngợp mọi lúc:

Chia nhỏ nhiệm vụ để thực hiện

Lý do chính khiến nhiều người thường bị choáng ngợp, quá tải là do họ chỉ nhìn vào mục tiêu to lớn cuối cùng, mà không hướng tầm mắt đến hành trình dần đưa họ đến gần ước mơ. Ví dụ, bạn mơ ước có được thân hình thon gọn hoàn hảo như một người bạn thân quen. Bạn đang ở mốc 0% và đang hướng tới 100%. Tầm nhìn đó sẽ không bao giờ mang lại lợi ích cho bạn bởi vì mỗi ngày bạn sẽ trì hoãn, nghĩ rằng mục tiêu của bạn là không thể đạt được, xét đến điểm xuất phát của bạn hiện tại.

Vì vậy, hãy chia những ước mơ hay nhiệm vụ lớn của bạn thành những phần nhỏ, có thể thực hiện được mỗi ngày để không cảm thấy choáng ngợp.

Không cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc

Hãy tránh làm nhiều việc cùng một lúc để bạn có thể duy trì sự tập trung. Khi làm nhiều việc cùng một lúc, chúng ta chỉ phân tán năng lượng vốn đã hạn chế của mình cho nhiều hoạt động cùng lúc, dẫn đến không hoàn thành tốt bất cứ việc nào. Vì vậy, để tránh cảm giác choáng ngợp, hãy tập trung vào một nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành, rồi mới chuyển sang việc khác.

Linh hoạt với thời gian hoàn thành công việc

Hãy xem xét lại các mốc thời gian bạn đặt ra cho mình và đảm bảo rằng bạn không quá nghiêm khắc với chúng." Khi chúng ta quá khắt khe với bản thân về thời hạn, việc không đạt được chúng sẽ khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng với bản thân, chấp nhận dành thêm thời gian để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất có thể.

Lập kế hoạch dự phòng

Hãy lập kế hoạch dự phòng để có thể thích nghi khi mọi thứ không diễn ra theo cách bạn mong muốn. Điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm giác choáng ngợp trong mọi tình huống. Bạn sẽ tránh được hoảng loạn và mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ.

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và lo lắng. Vì vậy, hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực hơn sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe tinh thần.

Thực hành các kỹ thuật thư giãn

Nếu bạn là người dễ lo lắng, điều quan trọng là thường xuyên thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, hít thở sâu,... Nhờ đó, mức độ căng thẳng sẽ giảm đi, và bạn sẽ trang bị tốt hơn để đối phó với những tình huống căng thẳng một cách bình tĩnh.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Thảo luận và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý để xây dựng góc nhìn đa chiều và không để những tình huống gây choáng ngợp tích tụ và trở nên quá tải cho bản thân.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp