Một số nguyên liệu tốt cho sức khỏe có thể thay thế đường tinh luyện
Bác sĩ tiết lộ loại trái cây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Bà bầu “nghiện” đồ ngọt gây hại gì?
Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt, nguyên nhân do đâu?
Ưu, nhược điểm của chất tạo ngọt erythritol
Dù là người hảo ngọt, bạn vẫn nên cắt giảm lượng đường trắng cũng như các món đồ ngọt nói chung trong chế độ ăn uống. Ăn quá nhiều đường có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, thậm chí gây nghiện và khiến bạn thường xuyên thèm đồ ngọt.
Để hạn chế sử dụng đường, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay thế đường trắng và thực phẩm chứa đường phụ gia bằng thực phẩm có vị ngọt tự nhiên dưới đây:
Trái cây, hoa quả nghiền
Khi bạn chế biến các món bánh ngọt, nguyên liệu lành mạnh nhất có thể thay thế cho đường tinh luyện chính là trái cây xay, nghiền nát. Chuối, táo, dâu hay bất cứ loại quả có vị ngọt tự nhiên nào đều giúp món ăn của bạn giàu dinh dưỡng và gia tăng hương vị.
Bạn có thể sử dụng lượng trái cây xay, nghiền thay thế cho đường theo tỷ lệ 1:1. Đừng quên gia giảm công thức do hoa quả thường có một lượng nước nhất định.
Sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên
Mật ong và siro phong (maple syrup làm từ nhựa của cây phong lá đỏ) là 2 “ứng cử viên” hàng đầu có thể thay thế cho đường trong chế độ ăn. So với đường tinh luyện, chúng chứa đường tự nhiên, cùng một lượng nhỏ khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Vì vậy, ăn thực phẩm chứa các chất tạo ngọt này không làm đường huyết tăng nhanh như đường trắng.
Ngoài ra, một số thực vật khác cũng có thể tạo vị ngọt ngào không kém đường: Mật cây thùa agave, quả la hán…
Dù tốt cho sức khỏe hơn đường kính, bạn cần lưu ý rằng, những nguyên liệu này đôi khi chứa nhiều calo hơn đường, nên cũng cần dùng ở mức điều độ. Ví dụ, 1 thìa canh đường kính cung cấp 43 calo, trong khi 1 thìa canh mật ong cung cấp tới 63 calo.
Mỗi nguyên liệu tự nhiên lại có vị đặc trưng riêng, ít nhiều ảnh hưởng đến món ăn, thức uống.
Cân nhắc kỹ trước khi dùng chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo hay đường hóa học là lựa chọn của nhiều người hảo ngọt nhưng lại lo lắng về đường huyết. Một vài cái tên phổ biến nhất hiện nay bao gồm acesulfame K, aspartame, saccharin, sucralose… Chúng thường có độ ngọt cao hơn đường nhiều lần, chứa rất ít calo và không làm tăng đường huyết.
Dù vậy, ngày càng có nhiều lo ngại, lạm dụng chất làm ngọt nhân tạo kéo theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa. Hiện các cơ quan y tế cho phép sử dụng các chất tạo ngọt này, nhưng bạn không nên coi đây là lựa chọn lành mạnh để dùng thay đường.
Bình luận của bạn