Những vấn đề về giấc ngủ do stress gây ra

Mất ngủ do stress là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay

Cách lấy lại giấc ngủ ngon mà không dùng thuốc

Bổ sung Magne sao cho đúng để cải thiện giấc ngủ?

4 thói quen xấu đang phá hỏng giấc ngủ của bạn

Làm thế nào để "ngủ ngon" ở mọi giai đoạn giấc ngủ?

Stress gây mất ngủ

Theo PGS Phil Gehrman – Bệnh viện Đại học Pennsylvania (Mỹ), hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của stress với sức khỏe đều tập trung vào tình trạng mất ngủ. Trong các giai đoạn căng thẳng, áp lực kéo dài, bạn thường phải trằn trọc, gặp nhiều khó khăn mới có thể vào giấc ngủ. Mất ngủ kéo dài không chỉ khiến tâm trạng mệt mỏi mà còn ảnh hưởng trực tiếp với thể chất, kéo theo nguy cơ đột quỵ.

Gặp ác mộng do stress

Ác mộng về đêm có thể là hậu quả của tình trạng stress ban ngày

Ác mộng về đêm có thể là hậu quả của tình trạng stress ban ngày

BS Daniel Barone – hệ thống y học Weill Cornell (Mỹ) nhận định, có 2 nguyên nhân cản trở giấc ngủ của bạn. Nguyên nhân thứ nhất là các vấn đề về thể chất như chứng ngưng thở khi ngủ, tình trạng đau nhức mạn tính.

Khả năng thứ hai có thể do các vấn đề về tinh thần như stress, lo âu, trầm cảm. Đây cũng là yếu tố thường dẫn tới những cơn ác mộng về đêm. Theo nghiên cứu của Trường Y Đại học Pittsburgh, có tới 80% người mắc rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ.

Nói mơ, mộng du

 

Nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những hành vi có liên quan mật thiết tới căng thẳng, stress.

Căng thẳng, lo âu cũng là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt hành vi bất thường trong lúc ngủ như: Nói chuyện khi ngủ, mộng du. Tuy bạn khó có thể nhớ lại những hành động của mình, người thân, bạn cùng phòng có thể giúp bạn ghi chép lại thói quen ngủ về đêm. Ngoài ra, nếu bạn đi ngủ trên giường mà thức giấc ở phòng ngủ, nơi khác trong nhà, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm được biện pháp can thiệp kịp thời.

Không thể ngủ sâu

PGS Gehrman cảnh báo, khi bạn gặp stress, giai đoạn ngủ sâu mỗi đêm sẽ bị rút ngắn đáng kể. Đây là lúc bạn ngủ sâu mà không mơ, không ác mộng, cũng là lúc cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Nếu bạn không đạt được giai đoạn ngủ này, bạn dễ tỉnh giấc bất chợt về đêm, giấc ngủ sẽ nông và suy giảm chất lượng.

Làm thế nào để giảm thiểu stress trước giờ ngủ?

BS Barone gợi ý, để giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ, bạn có thể thiền định hoặc massage. Đây là biện pháp lý tưởng để não bộ thư giãn, thả lỏng. Đọc sách, viết nhật ký cũng giúp đẩy lùi những suy nghĩ lo âu, tiêu cực ngăn cản bạn ngủ ngon về đêm.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên dành thời gian để thư giãn tinh thần trước khi lên giường. Tránh đi ngủ ngay sau khi đi làm về, hoặc lướt mạng xã hội trước giờ ngủ. Thời gian này nên kéo dài từ 30-60 phút mới đủ để cơ thể thư giãn cả về vật chất lẫn tinh thần.

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp