Xương rồng lê gai không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol...
Nước ép xương rồng lê gai có tác dụng gì?
Nước uống từ cây xương rồng: Thức uống đẹp da, phòng bệnh hot nhất Hè này
Dinh dưỡng trong xương rồng lê gai
Cây xương rồng lê gai có thể ăn sống, làm nước ép, hoặc nấu chín.
Một cốc nước ép xương rồng lê gai thô có chứa khoảng: 14 calo,1 g protein, gần 1 g chất, béo, 3 g carbohydrate, 2 g chất xơ, 1 g đường, 20 microgam (mcg) vitamin A, 8 miligam (mg) vitamin C, 141 mg canci, 4,6 mcg vitamin K.
Ngoài giá trị dinh dưỡng nêu trên, xương rồng lê gai còn chứa flavonoid kaempferol và quercetin, những chất chống oxy hoá, có tính chống viêm.
Nước ép xương rồng lê gai có thể giúp làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị vết thương. Vì thế, cả lá và quả của xương rồng lê gai đều dược sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị và phòng bệnh. Cụ thể, cây xương rồng đã được sử dụng để điều trị: Glaucoma, vết thương, mệt mỏi, bệnh gan, lở loét trên da...
Xương rồng lê gai được trồng nhiều ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Giúp điều trị bệnh đái tháo đường
Cây xương rồng lê gai đã được Mexico sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường. Trong một nghiên cứu nhỏ của những người bị đái tháo đường type 2, hai nhóm người tham gia đã được cho ăn một bữa sáng carbohydrate cao. Một nhóm tiêu thụ xương rồng lê gai trong bữa sáng của họ, trong khi một nhóm khác thì không.
Kết quả, nhóm người ăn xương rồng lê gai có lượng đường trong máu thấp hơn đáng kể sau bữa ăn, cũng như mức insulin thấp hơn so với nhóm không ăn xương rồng lê gai.
Những người bị bệnh đái tháo đường có chế độ ăn giàu chất xơ có thể cải thiện lượng đường trong máu, giảm lượng insulin, và cải thiện lipid máu. Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Mỹ khuyên người bệnh đái tháo đường nên ăn ít nhất 25 g chất xơ/ngày đối với nữ và 38 g/ngày đối với nam.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn ít nhất 25 g chất xơ/ngày đối với nữ và 38 g/ngày đối với nam
Lưu ý: Nước ép được làm từ xương rồng lê gai thường được trộn với các loại nước trái cây khác, chẳng hạn như: Dứa, cam, hay bưởi, có thể chứa lượng đường cao. Vì thế, người bệnh đái tháo đường cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất, người bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây tươi để ăn, thay vì uống nước trái cây. Thay vì uống nước ép xương rồng lê gai ở các cửa hàng, quán cà phê…, bạn nên tự chế biến ở nhà để đảm bảo chắc chắn về về lượng đường trong cốc nước ép mình sẽ uống, tránh làm tăng tình trạng bệnh đái tháo đường.
Có thể chế biến thành các món ăn
Lá xương rồng có thể được chế biến thành các món: Luộc, xào, nấu cánh chua, làm salat, nước ép… Tuy nhiên, trước khi chế biến phần lá, bạn cần loại bỏ phần gai và phần da xanh dày trên lá.
Không chỉ lá, mà quả của loại xương rồng này cũng có thể ăn được. Nó có vị ngọt mát.
Bình luận của bạn