- Chuyên đề:
- Sức khỏe và du lịch
Thoa kem chống nắng đúng cách giúp bảo vệ da khi đi biển
5 loại thực phẩm giúp phục hồi da cháy nắng
Người bệnh tim không nên ăn gì?
Podcast: Cách bảo vệ vùng vai gáy khi trời nắng nóng
6 lỗi sai thường thấy khi dùng kem chống nắng dạng xịt
Trước khi ra biển
Đi biển nghỉ mát là hoạt động được nhiều gia đình ưa chuộng trong những ngày Hè, tuy nhiên tiếp xúc với ánh nắng chói chang và gió biển nhiều hơi muối rất dễ khiến da sạm đen, cháy nắng. Ngay cả khi không lo ngại nguy cơ rám nắng, bạn vẫn cần bảo vệ làn da đúng cách để hạn chế ung thư da.
Việc chuẩn bị từ sớm là rất quan trọng. Ít nhất 1 ngày trước khi đi, bạn nên tạm dừng dùng mỹ phẩm có thể khiến da nhạy cảm hơn với nắng như retinol hay retinoid.
Bên cạnh đó, hãy thoa kem chống nắng từ sớm, ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài. Bạn nên dùng sản phẩm có SPF từ 30 trở lên, và đừng quên những vùng dễ bị bỏ sót như tai, mu bàn tay và bàn chân. Đặc biệt, vùng da dưới mắt rất mỏng và dễ cháy nắng. Cha mẹ nên chú ý thoa kem chống nắng cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra các bản tin dự báo chỉ số tia cực tím (UV index). Nếu chỉ số ở mức cao hãy ưu tiên các hoạt động trong nhà, hoặc lên kế hoạch đi biển vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để hạn chế gây hại cho da.
Dùng thêm trang phục che chắn làn da

Áo dài tay, kính râm kết hợp kem chống nắng là combo “chống nắng toàn diện” cho làn da khi du lịch biển
Kem chống nắng là một lớp bảo vệ quan trọng nhưng chưa đủ cho làn da ở nơi nhiều nắng và gió như bãi biển. Bạn nên kết hợp thêm mặc quần áo dài, kính râm, mũ rộng vành hoặc trang phục làm từ vải có khả năng chống nắng. Những lớp chắn này giúp ngăn tia UV xuyên qua vải và tiếp xúc với da, đặc biệt hữu ích khi đi cùng trẻ nhỏ.
Bạn hoàn toàn có thể diện các trang phục như quần vải đũi dài, áo sơ mi dài tay hoặc váy dài thướt tha. Vào buổi chiều với nắng xiên, các loại mũ chống nắng dã ngoại giúp che phần gáy.
Tìm bóng râm
Thay vì hướng về phía mặt trời, bạn nên chọn chỗ ngồi hướng về phía biển. Các gia đình có trẻ em nên chọn nơi râm mát, dưới tán ô che nắng, lều bạt hay bóng dừa, hạn chế ngồi phơi nắng trực tiếp. Bạn còn có thể trải khăn picnic lên cát để giảm lượng tia UV phản xạ từ mặt đất và không phải tiếp xúc với cát nóng bỏng.
Thoa lại kem chống nắng thường xuyên
Mồ hôi và nước biển rửa trôi kem chống nắng trên da, khiến lớp bảo vệ bị loang lổ, giảm hiệu quả. Khi đi biển, cứ 2 tiếng bạn nên thoa lại kem chống nắng một lần, hoặc ngay sau khi tiếp xúc với nước.
Sử dụng thức uống hợp lý

Ngồi bên bãi biển nên dùng đồ uống bổ sung nước và chất điện giải, tránh chọn đồ uống có chanh
Một số loại trái cây như chanh có thể khiến da bị bỏng rát hoặc sạm màu nếu tiếp xúc với nắng. Hiện tượng này gọi là viêm da tiếp xúc quang hóa (Phytophotodermatitis). Bạn nên tránh sử dụng thức uống có chanh. Thay vào đó, ưu tiên các món chứa nhiều nước như dưa hấu, cà chua, dưa chuột và đồ uống có chất điện giải để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Chăm sóc da sau khi đi biển
Dù thời tiết biển có đẹp đến đâu, bạn cũng không nên phơi mình dưới nắng. Thời gian bên bãi biển thường chỉ kéo dài từ 2 đến 5 tiếng, tránh khung giờ nắng gắt (từ trưa đến đầu giờ chiều).
Khi về nhà hoặc khách sạn, bạn nên thực hiện vệ sinh da 2 bước bằng nước tẩy trang kết hợp sữa rửa mặt để làm sạch kem chống nắng. Tiếp đó tắm sạch cát cùng muối biển, rồi dùng kem dưỡng cho mặt và toàn thân để bù đắp độ ẩm cho da.
Bình luận của bạn