- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Trẻ có thể bị ngất khi lên cơn động kinh
Lưu ý "sống còn" cha mẹ cần nhớ khi trẻ bị động kinh
7 quan điểm sai lầm về bệnh động kinh
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi bằng những phương pháp này
Những việc cần làm ngay khi bệnh nhân lên cơn động kinh
Cơn co giật cục bộ thường phổ biến trong bệnh động kinh. Nó bắt đầu tại một khu vực của não và có thể dừng lại ở đó, tạo nên một cơn nhỏ. Nhưng nếu sự phóng lửa bất thường tiếp tục truyền tới những vùng khác của não, trẻ có thể co giật toàn bộ nửa người. Cuối cùng, trẻ ngất đi và ngã xuống đất trong cơn động kinh toàn thể.
Biểu hiện cơn động kinh cục bộ ở trẻ
Biểu hiện của cơn động kinh cục bộ đơn giản: Trẻ có thể có cảm giác lạ hay bất thường chẳng hạn như co giật một phần của cơ thể, thị giác hay khứu giác bất thường, cảm giác lo lắng hay sợ sệt, khó chịu ở vùng dạ dày hay chóng mặt. Các cảm giác này cũng được biết như là triệu chứng khởi đầu. Đây là cơn động kinh cục bộ đơn giản mà có thể xảy ra riêng biệt hay được theo sau là cơn động kinh toàn thể.
+ Cơn cục bộ đơn giản vận động: Trẻ bị co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người, không bị mất ý thức.
+ Cơn cục bộ đơn giản - giác quan: Trẻ có cảm giác kiến bò, kim châm, đau như điện giật, bị ảo giác, không nhìn thấy, ù tai, nghe tiếng lạ, ngửi thấy mùi lạ, miệng thấy đắng, chua...
Trẻ bị động kinh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời
Biểu hiện của cơn động kinh cục bộ phức tạp: Trẻ không biết được cơn động kinh đang xảy ra. Trẻ có thể có các hành vi vô nghĩa như đi qua đi lại, xoay đầu, xoa tay… Trẻ cũng không thể nhớ được các hành vi này sau cơn động kinh.
Xử trí khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ
Khi cơn động kinh cục bộ xuất hiện, cha mẹ và những người xung quanh cần lưu ý đưa trẻ vào nơi an toàn, đặt trẻ nằm nghiêng đầu, tránh nuốt đờm dãi, nới rộng quần áo, chèn miệng bằng khăn hoặc vật mềm, không giữ tay chân bé khi đang co giật, tránh đông người đứng xung quanh. Sau cơn co giật trẻ thường ngủ, cha mẹ cần tránh tiếng động, để trẻ yên tĩnh.
Hiện nay có nhiều loại thuốc trị động kinh tương đối hiệu quả, chọn loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, thời gian dùng bao lâu, phải do bác sỹ chỉ định, người nhà không được tự động dùng thuốc kháng động kinh cho trẻ.
Nguyên tắc là bắt đầu chỉ dùng một loại thuốc, liều dùng thấp, nếu không hiệu quả sẽ tăng dần liều dùng đến mức cho phép. Khi một loại thuốc đã dùng liều tối ưu mà không hiệu quả, thì thay thế bằng loại thuốc thứ hai, cũng bắt đầu bằng liều thấp và tăng dần, song song giảm liều loại thuốc thứ nhất, không được ngưng đột ngột. Thời gian điều trị 2 – 3 năm, phải dùng thuốc đều đặn, không được quên uống thuốc, theo toa của bác sỹ.
Liệu pháp điều trị động kinh hiện nay là dùng các thuốc chống động kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài thường không tốt cho sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh việc điều trị các thuốc hóa dược, việc ứng dụng y học cổ truyền vào chữa trị động kinh đang là một hướng đi được quan tâm. Hai trong những vị thuốc chuyên dùng trong trị động kinh là an tức hương và câu đằng. Với kinh nghiệm sử dụng lâu đời cũng như kết quả từ những nghiên cứu hiện đại, giải pháp mới trong việc chữa trị động kinh là sử dụng và phối hợp hai vị thuốc này để tăng cường hiệu quả.
Huyền Thương H+
Bình luận của bạn