Bệnh nhân sa sút trí tuệ có cần biết mình đã mắc bệnh?

Bệnh nhân cần được biết mình đã mắc sa sút trí tuệ

Curcumin có thể phòng bệnh Alzheimer ở người già?

“Thể dục thể thao, cất cao tiếng hát” để cải thiện trí nhớ

Các “bước nhảy” của bệnh sa sút trí tuệ mạch máu

Sự thực cần biết về bệnh Alzheimer

Đó là thông tin được Hội Alzheimer Hoa Kỳ xác nhận. Bệnh nhân có thể không biết mình mắc bệnh Alzheimer là do hai nguyên nhân chủ yếu: Người chăm sóc và bác sỹ không cho bệnh nhân biết hoặc bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được chẩn đoán.

Các nhà khoa học cho rằng bệnh nhân cần phải biết được tình trạng bệnh của mình để có được phương pháp điều trị hợp lý. Bệnh nhân cũng cần được biết lý do tại sao mình phải thực hiện những biện pháp dự phòng căn bệnh này tiến triển. Liệu pháp tâm lý sẽ giúp họ chống lại bệnh tật hiệu quả ở giai đoạn đầu.

Người bệnh sa sút trí tuệ không biết mình đã mắc bệnh

Theo PGS.TS.BS Zaldy S. Tân – chuyên gia thần kinh học tại Trung tâm Y tế ULCA, Hoa Kỳ, có nhiều lý do khiến nhiều bệnh nhân vẫn không được biết tình trạng bệnh của mình. Trong một nghiên cứu sàng lọc cho bệnh nhân mất trí nhớ cho thấy, khoảng 50% bệnh nhân trên 65 tuổi được chẩn đoán là mắc bệnh mất trí nhớ không qua bác sỹ.

Nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân không được biết tình trạng bệnh của mình, theo PGS Tân chủ yếu là:

Các yếu tố lâm sàng

-         Lo ngại về nguy cơ chẩn đoán sai.

-         Thiếu đào tạo trong kỹ năng chăm sóc bệnh nhân mất trí nhớ.

-         Lo lắng bệnh nhân sợ tốn tiền không điều trị hoặc bệnh nhân bị kỳ thị.

Yếu tố cá nhân bệnh nhân

-         Bệnh nhân cho rằng việc thay đổi nhận thức là một phần của quá trình lão hóa bình thường.

-         Không nhớ được các triệu chứng về nhận thức và suy nghĩ mà bệnh nhân đã trải qua.

-         Bệnh nhân không đủ điều kiện kinh tế để được chẩn đoán bệnh.

Yếu tố hệ thống

-         Không đủ thời gian để xác nhận bệnh nhân.

-         Hệ thống y tế chưa có đủ nguồn lực cho ngành lão khoa.

-         Chính sách y tế chưa ưu tiên cho việc chăm sóc bệnh nhân mất trí nhớ.

Bệnh nhân cần được biết mình có bệnh để được điều trị sớm bằng thuốc, kết hợp với thực phẩm chức năng để bảo vệ não bộ và một lối sống lành mạnh. Mặc dù Alzheimer là căn bệnh không có thuốc chữa nhưng bệnh nhân Alzheimer hoàn toàn có thể sống tốt nếu như các triệu chứng được kiểm soát với một chế độ chăm sóc tốt.

Tiêu Bắc H+ (Theo Medscape)

Bệnh Alzheimer có phải bệnh lây truyền? - Ảnh 7
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh