Sự thực cần biết về bệnh Alzheimer

Alzheimer là căn bệnh gây nguy cơ tử vong cao ở người cao tuổi

Bộ não trẻ trung là một bộ não được nghỉ ngơi đầy đủ

Tuổi “băm” cũng có thể mắc bệnh Alzheimer?

Phòng bệnh Alzheimer đơn giản bằng việc vệ sinh răng miệng sạch!

Càng căng thẳng, càng dễ mắc Alzheimer

Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh làm người cao tuổi bị mất trí nhớ, giảm khả năng suy luận và thay đổi tính cách. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi (trên 65 tuổi). Với những người trên 85 tuổi, cứ hai người thì có một người mắc căn bệnh này. Đây là một căn bệnh ảnh hưởng đến hơn 44 triệu người trên toàn thế giới, có nguy cơ gây tử vong sớm.

Bệnh Alzheimer nặng khiến bệnh nhân thậm chí còn không nhớ nổi chính mình

Dưới đây là những điều cần biết về bệnh Alzheimer.

1. Bệnh Alzheimer thường đi kèm với bệnh tim mạch

Do quá trình lão hóa, người cao tuổi không chỉ có một bệnh mà thường có nhiều bệnh khác nhau, theo TS. Timothy Hohman – Đại học Vanderbilt, Mỹ. Một trong những căn bệnh liên quan mật thiết nhất với căn bệnh Alzheimer là bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy có những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh tim mạch cũng là yếu tố gây ra bệnh suy giảm trí nhớ, Alzheimer. Ngay cả với những người trung tuổi, bệnh lý tim mạch cũng khiến cho khối lượng não nhỏ hơn, bị teo nhanh hơn.

2. Alzheimer là “giai đoạn cuối” của đái tháo đường

Các chuyên gia mất trí nhớ thường nhắc đến bệnh Alzheimer là giai đoạn cuối của bệnh đái tháo đường. Theo GS.BS. Paul Schulz – Trung tâm Y khoa, Đại học Texas, Mỹ, các enzyme chịu trách nhiệm làm giảm lượng đường trong máu cũng có tác dụng làm giảm lượng amyloid - một loại protein gây hại - trong não người. Do đó, khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể tốn quá nhiều enzyme để trung hòa và không còn cho não bộ làm sạch amyloid.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường là biến chứng thần kinh. Tổn thương các dây thần kinh là nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer khi về già.

3. Alzheimer là một trong hai loại chính của sa sút trí tuệ

Trong các dạng bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer là phổ biến nhất sau đó mới đến sa sút trí tuệ mạch máu.

Alzheimer là do thoái hóa não bộ nhanh chóng gây ra sa sút trí tuệ, tương tự với các bệnh thần kinh khác như Parkinson. Sa sút trí tuệ mạch máu là tình trạng tổn thương não bộ do các bệnh lý về mạch máu, khiến cho não bộ không thể nhận được đủ lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết, gây ra sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên, theo TS. Schulz, hai dạng bệnh này có liên quan đến nhau vì các bệnh lý về mạch máu cũng có “tác dụng” thúc đẩy bệnh Alzheimer tiến triển nhanh hơn.

4. Các yếu tố nguy cơ hạn chế được

Alzheimer là một trong những căn bệnh hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị, có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, các phương pháp dự phòng, làm giảm nhẹ các triệu chứng là điều đặc biệt quan trọng.

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer rất khó để phòng tránh (50% bệnh nhân Alzheimer là do di truyền) nhưng cũng có những yếu tố có thể giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng, đặc biệt là phong cách sống.

Sống thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, cholesterol và đường trong máu luôn ở mức cao, béo phì, tăng huyết áp… đều có thể khiến bệnh Alzheimer xuất hiện sớm hơn và tiến triển bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người cao tuổi ăn uống lành mạnh, sinh hoạt lành mạnh, họ có thể giảm được đến 50 – 75% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ngay cả khi có mang trong mình gene mắc căn bệnh này.

Tiêu Bắc H+ (Theo Everydayhealth)

Run tay chân, “bạn thân” của bệnh mất trí nhớ - Ảnh 6
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh