- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Tế bào hủy xương gia tăng mạnh khiến xương khớp dễ nhức mỏi, lưng còng, cong vẹo cột sống
Phụ nữ mãn kinh bị đau xương khớp: Càng tập thể dục càng tổn thương!
Khi nào cần bổ sung estrogen?
Ăn gì để ngực to, mông nở mà người vẫn thon?
“Thiệt đơn hại kép” khi suy giảm nội tiết tố nữ sau tuổi 35
Bình thường, tế bào tạo xương (sinh xương) luôn lớn hơn hoặc cân bằng với tế bào hủy xương, nên khung xương luôn chắc khỏe và ổn định. Khi tế bào hủy xương phát triển mạnh hơn tế bào sinh xương, hiện tượng loãng xương, mất xương sẽ xảy ra khiến xương khớp dễ nhức mỏi, dễ gãy xương, lưng còng, cong vẹo cột sống.
Loãng xương thường hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, do sự suy giảm hormone nội tiết tố, đặc biệt là hormone estrogen.
Cấu trúc bên trong xương bình thường và loãng xương
Cẩn thận khi bổ sung calci trị loãng xương
Nếu bị loãng xương, chị em cần làm các xét nghiệm để đo mật độ xương. Để điều trị, có thể bác sỹ sẽ chỉ định dùng thuốc ức chế hủy xương hay thuốc tạo xương. Việc bổ sung calci bằng thuốc cần được bác sỹ theo dõi chặt chẽ bởi các loại thuốc này có thể làm tăng calci huyết, quá liều có khả năng gây sỏi thận do calci lắng đọng ở cầu thận hay ống thận.
Ngoài ra, bổ sung calci hàm lượng cao có thể gây hút nước ở thành ruột vào và làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày…
Theo bác sỹ Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế: Ngoài việc bổ sung calci, để phòng ngừa loãng xương, cần bổ sung thêm các khoáng chất khác, đặc biệt là hormone nội tiết tố.
Tại sao bị loãng xương lại cần bổ sung hormone nội tiết tố?
Bác sỹ Giang Tuấn Tú cho biết, hormone nội tiết tố, điển hình là hormone estrogen tác động đến xương theo một cơ chế phức tạp: Estrogen làm tăng số lượng và kéo dài tuổi thọ của các tế bào tạo xương, đồng thời ức chế sự sinh trưởng của các tế bào hủy xương, làm giảm quá trình hủy xương. Hormone estrogen cũng tác động lên ruột, làm tăng sự hấp thu calci trong thức ăn, tăng vận chuyển calci từ máu vào xương, từ đó giúp hệ xương khớp chắc khỏe.
Hormone estrogen sụt giảm, cơ thể này lập tức bị ảnh hưởng, tế bào hủy xương tăng mạnh, tế bào tạo xương giảm, sự hấp thu calci từ thức ăn cũng không còn tốt như trước. Vì thế, khi hormone estrogen suy giảm không được bổ sung đầy đủ, hiện tượng loãng xương sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra.
Bởi vậy, để bảo vệ xương khớp, ngoài calci, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh thường được khuyên nên bổ sung thêm hormone nội tiết tố, bù lại lượng hormone estrogen mà cơ thể đang thiếu hụt, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường các thực phẩm giàu calci như rau màu xanh đậm, khoai lang, lạc, dầu vừng, chuối, cá nhỏ, cá hồi, cá ngừ, sữa giàu calci... cũng giúp xương chắc khỏe. Tránh uống rượu, nước ngọt có gas, trà, cà phê vì những thức uống này gây đào thải bớt calci và các khoáng chất khác ra ngoài cơ thể, giảm hấp thụ calci qua niêm mạc ruột.
Anh Nguyễn H+
Bình luận của bạn