Bàng quang thần kinh là bệnh lý gây mất chức năng của bàng quang
Nước ép nam việt quất có giúp ngăn ngừa viêm bàng quang?
Mối liên hệ giữa tình dục và nguy cơ nhiễm trùng bàng quang ở phụ nữ
Đâu là các nguy cơ gây ung thư bàng quang?
8 phương pháp tự nhiên chữa viêm bàng quang
Ths. Bs Nguyễn Duy Việt – Phó khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương giải thích: Bàng quang thần kinh khiến bàng quang hoạt động kém, không thể co lại và tống hoàn toàn nước tiểu ra ngoài; Hoặc ngược lại bàng quang hoạt động quá mức, co lại thường xuyên, không có khả năng phối hợp với các cơ co thắt bàng quang.
Nguyên nhân gây bệnh bàng quang thần kinh
Thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, các nguyên nhân chính gây bàng quang thần kinh ở trẻ em độ tuổi từ 3 tháng – 15 tuổi là các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến tủy sống và chức năng của bàng quang, bao gồm:
- Dị tật thoát vị tủy – màng tủy (chiếm khoảng 95%);
- Tật nứt đốt sống hoặc bất sản xương cùng và các bất thường cột sống khác;
- Khối u trong tủy sống hoặc xương chậu;
- Chấn thương tâm lý;
- Tổn thương tủy sống.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Theo Ths.Bs Nguyễn Duy Việt, các triệu chứng thường gặp của bệnh bàng quang thần kinh ở trẻ em gồm:
- Bệnh nhân rỉ tiểu liên tục và thường không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu.
- Tiểu bí, khó tiểu, tiểu nhỏ giọt do bàng quang hoạt động kém, không co lại và tống được hết nước tiểu ra ngoài.
- Nước tiểu ứ đọng lâu ngày dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận, bể thận, sỏi tiết niệu, trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận.
Hậu quả, trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu liên tục, sẹo thận không phục hồi, dẫn đến suy thận, làm tăng nguy cơ tử vong, trong khi căn bệnh này không được chỉ định ghép thận.
Chẩn đoán
Thông tiểu ngắt quãng sạch là kỹ thuật điều trị bàng quang thần kinh
Ths.BS Nguyễn Duy Việt cho biết, việc chẩn đoán bàng quang thần kinh ở trẻ em thường dựa vào các xét nghiệm thăm dò như: Siêu âm thận, chụp X-quang bàng quang, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn, xạ hình thận... Sau mổ dị tật thoát vị tủy – màng tủy, tất cả bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm thăm dò chẩn đoán nói trên.
Điều trị
Việc điều trị bệnh cần tuân thủ 3 nguyên tắc:
- Đảm bảo chức năng thận;
- Đảm bảo chất lượng sống cho bệnh nhân;
- Bệnh nhân có khả năng sinh hoạt độc lập khi trưởng thành.
Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng thông tiểu ngắt quãng sạch là kỹ thuật cần được thực hiện ở tất cả bệnh nhân bàng quang thần kinh. Đây là phương pháp làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Một ống thông sạch được đặt qua niệu đạo bàng quang rồi rút ra. Lặp lại như vậy nhiều lần trong ngày (mỗi lần cách nhau 3 - 4 tiếng). Ưu điểm của phương pháp này là ít gây biến chứng, giảm được nhiễm khuẩn tiết niệu, hạn chế sỏi bàng quang, kiểm soát nước tiểu tốt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cần phát hiện bệnh sớm
Bàng quang thần kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải. Vì vậy, để phòng tránh bệnh cần khám sàng lọc các dị tật bẩm sinh có ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang như tật nứt đốt sống hoặc bất sản xương cùng, các khối u trong tủy sống hoặc xương chậu.
Đối với những bệnh nhi đã bị các chấn thương tủy sống, phẫu thuật cột sống, u hệ thống thần kinh trung ương, ngộ độc kim loại nặng....khi gặp một trong các triệu chứng bệnh nói trên cần khám để chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Bệnh nhân nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng nguyên nhân sẽ tiến tới suy thận, trường hợp nặng bệnh nhân cần phải chạy thận, nếu không có thể tử vong.
Bình luận của bạn