Biến đổi khí hậu kéo dài “mùa” viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng do phấn hoa trở nặng do biến đổi khí hậu

Nước ép việt quất có thể giảm cholesterol tự nhiên

Thuốc Nam trong vườn: 4 loại cây trị viêm mũi dị ứng

Tìm hiểu về hai bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa

Tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro sức khỏe

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi và tăng áp lực xoang. Bệnh không do vi khuẩn, virus mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. 

Viêm mũi dị ứng theo mùa còn được gọi là dị ứng phấn hoa, do diễn ra vào đúng mùa hoa nở rộ. Ở Bắc bán cầu, “mùa” viêm mũi dị ứng thường bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 đến đầu Hè. 

Tại các nước phát triển, số ca mắc viêm mũi dị ứng tăng 2-3% mỗi năm, gây ra gánh nặng hàng tỷ đô với hệ thống y tế cũng như làm giảm năng suất lao động. Đặc biệt, biến đổi khí hậu khiến thời tiết ấm hơn, làm “mùa” viêm mũi dị ứng ở Bắc Mỹ đến sớm tới 20 ngày. 

Một nghiên cứu trên tạp chí y khoa quốc tế The Laryngoscope đã tập trung khảo sát tất cả các nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và bệnh viêm mũi dị ứng từ năm 2000 đến 2023. Alisha Pershad, sinh viên y khoa năm thứ ba tại Trường Y George Washington, tác giả chính nghiên cứu cho biết, các kết quả này đã tiết lộ nhiều thông tin quan trọng.

Một trong số các nghiên cứu dự báo, mật độ phấn hoa ở Mỹ sẽ tăng từ 16% lên 40% vào cuối thế kỷ này. Thời gian vào mùa phấn hoa (khi nồng độ phấn hoa trong không khí cao, gây dị ứng) sẽ kéo dài thêm 19 ngày nữa, ngoài mức tăng 20 ngày đã được ghi nhận trước đó.

Thời tiết ấm dần làm tăng nguy cơ dị ứng với phấn hoa của cây cỏ phấn hương

Thời tiết ấm dần làm tăng nguy cơ dị ứng với phấn hoa của cây cỏ phấn hương

Ở châu Âu, dự đoán cho thấy mật độ phấn hoa của cây cỏ phấn hương, một loài cây gây dị ứng, sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng cao. Số người dị ứng với cỏ phấn hương có thể tăng vọt từ 33 triệu lên 77 triệu người trên toàn châu lục.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới tiếp tục củng cố mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và bệnh viêm mũi dị ứng. Một bài báo công bố năm 2021 tại Australia cho thấy, trong giai đoạn 2016–2020, nhiệt độ cao nhất trong ngày, nồng độ khí CO₂ trong không khí và chỉ số phấn hoa từ cỏ đều cao hơn đáng kể so với giai đoạn 1994–1999.  

Ở Italia, một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, 56% bác sĩ chuyên khoa hô hấp đồng tình rằng mùa phấn hoa bắt đầu sớm và kéo dài nhiều ngày hơn. 45% bác sĩ ghi nhận số ca mắc viêm mũi dị ứng tăng lên, nhất là ở trẻ em.

Trong khi đó, dữ liệu từ một nghiên cứu tại Trung Quốc công bố năm 2025 cho thấy, số lượt trẻ em đi khám vì viêm mũi dị ứng đang gia tăng, trùng khớp với xu hướng nồng độ phấn hoa trong không khí ngày càng cao. Trẻ em có nhịp thở nhanh hơn, thường thở bằng miệng và dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời. Vì thế, đây là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất do các chất gây dị ứng phát tán trong không khí.

Vậy cơ chế nào khiến biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến bệnh viêm mũi dị ứng? Một thực hiện ngoài tự nhiên và một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, độ ẩm cao và nồng độ CO₂ tăng là yếu tố thúc đẩy cây cối sinh trưởng, làm lượng phấn hoa gây dị ứng trong không khí tăng lên.

Ngược lại, lượng mưa tăng có thể giúp làm sạch không khí, cuốn trôi khỏi bầu khí quyển, khiến nồng độ phấn hoa tạm thời giảm xuống.

Trái Đất nóng lên kéo theo lũ lụt và sự phát triển của nấm mốc gây viêm mũi dị ứng

Trái Đất nóng lên kéo theo lũ lụt và sự phát triển của nấm mốc gây viêm mũi dị ứng

Loại nấm mốc gây dị ứng Aspergillus cũng phát triển mạnh hơn trong điều kiện chất lượng không khí hiện nay, so với mức CO₂ thấp trong thời kỳ tiền công nghiệp.

Ngay cả ở những thành phố có ít cây cỏ và hoa dại, người dân cũng chịu những triệu chứng viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn. Nguyên nhân là nhiệt độ cao kết hợp với bê tông hấp thụ nhiều nhiệt, tạo ra hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị”. 

Hiện tượng nóng lên toàn cầu còn làm thời tiết cực đoan hơn, ví dụ như bão mạnh hơn, lũ lụt thường xuyên hơn. Nhà cửa bị ngập nước hoặc hư hỏng là điều kiện cho nấm mốc phát triển nhiều hơn, gây ra viêm mũi dị ứng. Tác giả nghiên cứu Pershad cho biết: “Nấm mốc là vấn đề đặc biệt đáng lo với các cộng đồng thu nhập thấp, vì họ không đủ điều kiện kinh tế để sửa chữa các thiệt hại do nước ngập, khiến nấm mốc có cơ hội sinh trưởng”.

Những phát hiện này tiếp tục khẳng định rằng biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến thời tiết, mà còn kéo theo các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa và nấm mốc, làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe con người.

 
Quỳnh Trang (Theo Time)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp