Trẻ nhỏ bị ngạt mũi lâu khỏi: Có phải do dị ứng phấn hoa?

Trẻ bị ngạt mũi vài tháng có thể do dị ứng

Viêm da do dị ứng phấn hoa có thể bôi Subạc?

Dùng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ cần lưu ý gì?

Các bước massage làm giảm viêm xoang, giảm nghẹt mũi

Làm gì để hết ngạt mũi trong mùa lạnh?

Adam Fox - Chuyên gia tư vấn dị ứng nhi khoa, tư vấn trên babycentre -  trang web chuyên tư vấn và hỗ trợ việc mang thai và nuôi dạy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ em dưới 7 tuổi thường không hay bị dị ứng phấn hoa, viêm mũi dị ứng. Dị ứng với lông thú hoặc ve bụi (viêm mũi dị ứng lâu dài) có nhiều khả năng hơn, gây ra các triệu chứng quanh năm.

Nếu trẻ nhỏ bị ngạt mũi, có thể do một trong ba nguyên nhân sau: 

- Cảm lạnh kéo dài;

- Kích ứng do khói thuốc lá, bụi hoặc mùi sơn; 

- Dị ứng với một chất nào đó đã tiếp xúc, chẳng hạn như lông thú hoặc bụi nhà. 

Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi và chảy nước mắt xảy ra vào một thời điểm cụ thể trong năm, chẳng hạn như mùa Hè, rất có thể trẻ bị dị ứng phấn hoa.

Dị ứng phấn hoa thường xảy ra khi không khí có nhiều phấn hoa, đặc biệt là mùa Hè và mùa Thu. Vào những ngày có số lượng phấn hoa cao trong không khí, trẻ có thể bị ngứa ngáy, chảy nước mũi và đau mắt. Bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. 

Ngăn ngừa dị ứng thế nào?

Dị ứng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc học tập và vui chơi của trẻ. Bởi vậy, bạn có thể áp dụng những cách sau để giảm nguy cơ dị ứng cho trẻ: 

- Khuyến khích trẻ chơi trong nhà vào sáng sớm và tối, khi số lượng phấn hoa trong không khí cao nhất. 

- Đóng cửa sổ phòng ngủ vào ban đêm. 

- Mua cho trẻ kính râm và khuyến khích trẻ đeo khi chơi ở bên ngoài. 

- Tắm cho trẻ trước khi đi ngủ, hoặc cả tắm cả gội nếu phấn hoa dính vào tóc. 

- Thoa một chút petroleum jelly - sản phẩm hóa dầu - thường có trong vaseline ngay bên trong lỗ mũi của trẻ, vì nó sẽ dính phấn hoa lại. 

- Dùng nước biển hoặc nước muối sinh lý xịt vào mũi để làm sạch phấn hoa trước khi dùng thuốc xịt mũi hoặc thuốc xịt steroid, nếu bác sỹ yêu cầu.

Nếu các bước này không hiệu quả, bác sỹ có thể kê toa thuốc kháng histamin, với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Các loại thuốc có thể là cetirizine (Zyrtek, Piriteze), hoặc loratadine (Clarityn)...

Bạn có thể làm dịu cảm giác ngứa mắt, đau mắt của trẻ bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt, có thể dùng loại không kê đơn hoặc cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu trẻ đã được dùng thuốc xịt mũi steroid, nó sẽ làm cho đôi mắt trẻ ít bị kích ứng. 

Nếu trẻ vẫn bị bệnh nặng mặc dù được dùng thuốc thường xuyên, bạn nên đưa trẻ đi khám. Bác sỹ có thể tiêm cho trẻ, để tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các chất gây dị ứng, cải thiện triệu chứng, điều trị nguyên nhân gây dị ứng. Việc điều trị tích cực cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn - thường là vấn đề với những trẻ bị dị ứng phấn hoa. 

Vân Anh H+ (Theo babycentre.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ