Tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro sức khỏe

Ngài Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản và bà Silvia Danailov, Trưởng Đại diện UNICEF trao tặng tượng trưng thiết bị nước sạch, vệ sinh và phòng tư vấn học đường tại xã Kim Cúc, tỉnh Cao Bằng

Chuyện của những thiếu niên 14 & nỗi lo lắng về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu & viễn cảnh tương lai tốt - xấu?

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh như thế nào?

DS. Nguyễn Xuân Hoàng: Chữa lành & Chủ động phòng ngừa trước biến đổi khí hậu

Tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai tại vùng núi phía bắc

Ngài Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và đoàn công tác của Đại sứ quán Nhật Bản, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã có chuyến thăm tỉnh Cao Bằng nhằm đánh giá những thành tựu và tiến độ của các nỗ lực cứu trợ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. 

Chương trình hỗ trợ khẩn cấp này kéo dài từ năm 2024 đến năm 2025, trị giá 2 triệu đô la Mỹ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua UNICEF và IOM nhằm hỗ trợ trẻ em và các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão YAGI (bão số 3 năm 2024).

Cơn bão YAGI, một minh chứng rõ ràng cho tác động ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, đã gây ra mưa lũ diện rộng, lấy đi sinh mạng của 55 người và phá hủy gần 2.000 ngôi nhà ở Cao Bằng. Hơn một nghìn hộ dân phải rời bỏ mái ấm của mình đi sơ tán tạm thời và hiện vẫn đang rất cần nước sạch, dịch vụ vệ sinh thiết yếu. 

Sáng kiến này cung cấp các dịch vụ thiết yếu về nước sạch, vệ sinh, môi trường (WASH) cho trường Tiểu học Kim Cúc (Cao Bằng)

Sáng kiến này cung cấp các dịch vụ thiết yếu về nước sạch, vệ sinh, môi trường (WASH) cho trường Tiểu học Kim Cúc (Cao Bằng)

Với sự tài trợ quý báu từ Chính phủ Nhật Bản, sáng kiến cung cấp các dịch vụ thiết yếu về nước sạch, vệ sinh, môi trường (WASH) và bảo vệ trẻ em thông qua UNICEF Việt Nam, mang lại lợi ích cho 21.251 người dân. 

Đồng thời, IOM Việt Nam triển khai xây dựng các nhà tránh trú cộng đồng và cung cấp các hàng hóa phi thực phẩm cho gần 17.000 người tại Cao Bằng và các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề khác bởi thiên tai.

Tại buổi họp cùng Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, Đại sứ Ito Naoki chia sẻ: “Tôi hài lòng khi được chứng kiến tác động thiết thực của hỗ trợ nhân đạo, góp phần định hướng lộ trình phục hồi thông qua các đối tác uy tín như IOM và UNICEF”. Đại sứ Ito cho hay, Nhật Bản là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai, và sẵn sàng chia sẻ nguồn tri thức quý báu tới Việt Nam, cam kết hợp tác chặt chẽ trong công tác phòng ngừa rủi ro thiên tai.

Đoàn công tác đã lắng nghe ý kiến của người dân bị ảnh hưởng về tiến độ dự án, làm việc với chính quyền địa phương và tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Tại xã Kim Cúc, một địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn, đoàn đã tận mắt chứng kiến tác động của thiên tai tới cuộc sống của người dân, đồng thời ghi nhận những kết quả của UNICEF trong việc cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ và trẻ em.   

Bà Silvia Danailov, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh, trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc khí hậu. “UNICEF cam kết tiếp tục thúc đẩy công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai, xây dựng hạ tầng thích ứng với khí hậu và tăng cường bảo vệ trẻ em, cùng với các hoạt động can thiệp khẩn cấp - bao gồm cung cấp hàng viện trợ nhân đạo, nâng cao năng lực và hỗ trợ sức khỏe tâm thần, đây là những yếu tố quan trọng cho sứ mệnh của chúng tôi”, Bà Danailov cho hay.

Đối mặt với rủi ro sức khỏe liên quan đến thiên tai

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng nguy cơ bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe con người. Thiên tai còn làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, như cơn bão YAGI năm 2024 đã tàn phá hơn 800 cơ sở y tế tại Việt Nam. 

Theo báo cáo của tổ chức Nhóm Ngân hàng Thế giới, dự báo từ 2030-2050, sẽ có thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, tiêu chảy, bệnh sốt rét và nắng nóng cực đoan. Trẻ em dưới 5 tuổi có thể sẽ chịu đến 88% gánh nặng bệnh tật toàn cầu do khí hậu gây ra. Đặc biệt, rủi ro càng chồng chất với những trẻ em thuộc hộ gia đình thu nhập thấp, khi thiếu đi các nguồn lực để bảo vệ bản thân hay phục hồi sau mỗi đợt thiên tai. 

Nhận thức rõ điều đó, Chính phủ Việt Nam triển khai nhiều chiến lược, chương trình hành động, dự án cụ thể nhằm tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực y tế, Việt Nam mong muốn học hỏi kinh nghiệm của các nước và yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật, tài chính từ các tổ chức quốc tế, để tạo ra các hệ thống chăm sóc sức khỏe không chỉ chống chịu được biến đổi khí hậu, mà còn duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công bằng, với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường