Biện pháp cần thiết để phòng bệnh mùa Đông

Chủ động thực hiện các biện pháp như rửa tay, khử khuẩn giúp ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp

Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người dịp cuối năm

Cách khắc phục tình trạng đau đầu do thiếu ngủ

7 cách đơn giản phòng bệnh thường gặp mùa lạnh

Gió mùa về, cần làm gì để bảo vệ hệ miễn dịch?

Những con đường lây nhiễm chính

Những tháng mùa Đông là thời điểm các bệnh lây qua đường hô hấp như cảm lạnh, COVID-19, cúm mùa, virus hợp bào hô hấp… bùng phát mạnh mẽ. Năm nay, dịch viêm phổi và hội chứng phổi trắng do nhiễm khuẩn mycoplasma bất ngờ gia tăng ở nhiều quốc gia.

Mầm bệnh là virus gây viêm đường hô hấp lây lan chủ yếu qua các giọt tiết khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Người hít phải các tác nhân gây bệnh trong không khí có thể nhiễm bệnh.

Ngoài ra, các virus này cũng có thể lây lan qua việc chạm vào bề mặt nhiễm khuẩn, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm được đánh giá ở mức thấp.

Biện pháp phòng bệnh cần thiết

Theo Health Harvard, biện pháp hiệu quả và cần thiết giúp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm trong mùa Đông gồm có:

Rửa tay thường xuyên

Thường xuyên rửa tay với xà phòng góp phần ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh

Thường xuyên rửa tay với xà phòng góp phần ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, người dân đã quen thuộc với biện pháp rửa tay để chủ động phòng bệnh. Tương tự, để ngăn chặn vi khuẩn, virus trong mùa Đông, bạn cần rửa tay sau khi bắt tay người khác, ngay sau khi trở về nhà từ nơi công cộng. Đừng quên rửa tay trước khi đưa tay chạm lên mặt (đặc biệt là mũi miệng); Trước khi chế biến thực phẩm và ăn uống; Trước khi uống thuốc.

Bàn tay cần tiếp xúc với xà phòng trong ít nhất 20 giây để diệt sạch vi khuẩn. Đối với virus lây lan qua hệ tiêu hóa, bạn có thể cần phải rửa tay kỹ càng hơn.

Đeo khẩu trang

Dù không còn quy định bắt buộc đeo khẩu trang, để chủ động phòng bệnh mùa Đông, bạn nên cân nhắc đeo khẩu trang đạt chuẩn khi tới môi trường trong nhà và đông người. Người có bệnh tim mạch, bệnh nền về phổi có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn, nên mang theo khẩu trang khi ra ngoài.

Tiêm vaccine

Thời tiết giao mùa Đông Xuân tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus lây lan nhanh. Bạn nên tiêm nhắc lại các vaccine cần thiết như vaccine cúm mùa, phế cầu… để chủ động phòng bệnh.

Thận trọng khi tiếp xúc với người ốm

Nếu trong gia đình có người bị ốm, bạn nên hạn chế tiếp xúc gần với thành viên đó. Bạn cũng cần khử khuẩn các bề mặt trong nhà có nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn với cồn y tế.

Tránh sợ hãi mầm bệnh không cần thiết

Do lo ngại dịch viêm phổi và các bệnh lây qua đường hô hấp, nhiều người thực hiện một vài biện pháp khử khuẩn với tiêu chí “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, thậm chí không cần thiết. Không chỉ tốn công sức, một vài thói quen sau không đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ sức khỏe:

Rửa các sản phẩm tạp hóa và kiện hàng

Không cần thiết phải lau rửa bên ngoài đồ hộp mua từ siêu thị để phòng bệnh lây qua đường hô hấp

Không cần thiết phải lau rửa bên ngoài đồ hộp mua từ siêu thị để phòng bệnh lây qua đường hô hấp

BS Daniel Kuritzkes – Chủ nhiệm khoa Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Brigham & Women (Mỹ) cho hay, trong điều kiện phòng thí nghiệm, virus có thể tồn tại trên bề mặt trong vài ngày. Tuy nhiên, trong thực tế, bạn không cần lo ngại lây virus viêm đường hô hấp từ việc chạm vào các sản phẩm trong siêu thị, hay trong kiện hàng được giao tới nhà. Bạn chỉ cần rửa tay đúng cách là đủ để phòng bệnh.

Vệ sinh điện thoại thông minh

BS Kuritzkes nhận định, việc lây bệnh từ điện thoại di động rất hiếm khi xảy ra, dù bạn có áp điện thoại lên gần khuôn mặt.

Thay quần áo ngay sau khi về nhà

Nhiều người lo ngại vi khuẩn, virus tại nơi công cộng có thể bám vào quần áo, theo bạn về nhà. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy bạn có nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường hô hấp hay tiêu hóa nếu không thay quần áo mới khi về nhà.

Đeo găng tay cao su khi rút tiền, đổ xăng

Máy ATM hay tay cầm đổ xăng, nắm cửa… là những vật dụng được nhiều người chạm vào. Tuy nhiên, sau khi sử dụng chúng, bạn chỉ cần sát khuẩn tay dung dịch chứa cồn, hạn chế đưa tay lên mặt và rửa sạch với xà phòng khi có thể. Việc đeo găng tay cao su khi đi đổ xăng, rút tiền không cần thiết.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn, virus, bạn cũng nên chủ động tăng sức đề kháng bằng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, hạn chế uống rượu bia, kiêng thuốc lá. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể sẵn sàng chống chọi với mầm bệnh mùa Đông. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health Harvard)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm