Viêm phổi không điều trị gây ra những biến chứng gì?

Viêm phổi gây ra những biến chứng nguy hiểm, không nên chủ quan

Thói quen đơn giản giúp người bệnh viêm phổi chăm sóc sức khỏe tại nhà

Nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài

Bị viêm phổi cần lưu ý những gì trong ăn uống để nhanh hồi phục?

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh viêm phổi

Những người có nguy cơ bị viêm phổi nặng

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, biểu hiện các mức độ từ nhẹ đến nặng. 3 nhóm nguyên nhân gây viêm phổi phổ biến là: Do vi khuẩn, virus; Do nấm hoặc do hóa chất.

Tùy từng trường hợp, người bị viêm phổi nhẹ chỉ bị ho, sốt, ớn lạnh. Tuy nhiên, viêm phổi có thể gây ra triệu chứng nặng như khó thở, suy hô hấp, đau ngực, ho có đờm vàng xanh…

Viêm phổi gặp ở tất cả lứa tuổi, tuy nhiên, những đối tượng dễ gặp nguy hiểm khi mắc viêm phổi nặng gồm: Người trên 65 tuổi hoặc trẻ em dưới 5 tuổi; Người có bệnh nền (đái tháo đường, xơ gan, nghiện rượu, suy tim; Người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào).

Biến chứng nguy hiểm do viêm phổi

Viêm phổi không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp, mà những biến chứng viêm phổi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng

Vi khuẩn gây viêm phổi có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu

Vi khuẩn gây viêm phổi có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu

Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm do viêm phổi, có thể gây suy nội tạng, đe dọa tính mạng người bệnh. Vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi xâm nhập được vào máu làm huyết áp giảm, tim không bơm đủ máu để nuôi các cơ quan.

Những người trên 65 tuổi có nguy cơ phải nhập viện do nhiễm trùng huyết. Vậy nên, người mắc viêm phổi cần đặc biệt thận trọng với dấu hiệu: Sốt, nhịp tim nhanh, thở gấp, rét run, hạ huyết áp, đau bụng, lú lẫn.

Áp xe phổi

Trường hợp viêm phổi nặng dẫn đến tích tụ một lượng mủ lớn trong khoang phổi, gọi là áp xe phổi. Nguy cơ tăng cao khi người bệnh từng bị viêm lợi, bị nhiễm trùng huyết, có hệ miễn dịch yếu, lạm dụng rượu bia… Trong đó, nam giới và người cao tuổi dễ gặp biến chứng áp xe phổi hơn cả.

Tràn dịch màng phổi

Viêm phổi còn gây ra sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong khoang màng phổi, gọi là tràn dịch màng phổi. Biến chứng này gây ra cơn đau nhói khi hít vào; Đau ngực khi ho, hắt hơi; Đau lan ra vai và lưng; Sốt. Khi phát hiện biến chứng này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc và thực hiện các thủ thuật dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể.

Suy hô hấp

Người bệnh viêm phổi gặp biến chứng suy hô hấp, không có đủ oxy cho các cơ quan duy trì hoạt động

Người bệnh viêm phổi gặp biến chứng suy hô hấp, không có đủ oxy cho các cơ quan duy trì hoạt động

Suy hô hấp xảy ra khi phổi không thể hoạt động hiệu quả để cung cấp đủ oxy cho máu và lọc CO2 khỏi máu. Đây là biến chứng hiếm gặp, nhưng lại vô cùng nguy hiểm với tính mạng. Một vài dấu hiệu cảnh báo suy hô hấp gồm: Thở gấp, không thể hít thở sâu; Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp; Da đầu ngón tay, môi tím tái; Mệt mỏi; Vã mồ hôi; Mất ý thức…

Suy thận

Suy thận không phải biến chứng phổ biến của bệnh viêm phổi, nhưng có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng. Tim không bơm đủ máu để nuôi thận, khiến cơ quan này ngừng hoạt động. Nguy cơ gặp biến chứng suy thận tăng cao ở người bị viêm phổi phải nhập viện, có các bệnh lý nền khác.

Suy tim

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% bệnh nhân nhập viện do viêm phổi gặp các vấn đề về tim. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết, nguyên nhân suy tim ở người viêm phổi là do vi khuẩn xâm nhập vào tim, hoặc cơ thể không cung cấp đủ oxy tới các cơ quan như tim. Người bệnh cần thận trọng với dấu hiệu cảnh báo biến chứng suy tim như: Ho có đờm hồng, đờm lẫn máu; Sưng phù chân hoặc bụng; Mệt mỏi; Chán ăn; Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Biện pháp cải thiện sức khỏe hệ hô hấp cho người bệnh viêm phổi

 

Khi bị viêm phổi, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ thuốc men và nghỉ ngơi để không làm bệnh nặng thêm. Đồng thời trong quá trình hồi phục, người bệnh nên cố gắng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để giúp giảm đờm, giảm ho và đừng quên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là Fibrolysin giúp chống tái cấu trúc, xơ hóa đường thở - nguyên nhân cốt lõi gây ra căn bệnh viêm phổi.

Fibrolysin được đăng ký độc quyền tại Việt Nam gồm 2 thành phần chính, đó là: Kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Hợp chất này đã được TS.BS Hoàng Xuân Ba (Đại học Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California, Mỹ) nghiên cứu, nhận định: “Fibrolysin có tác dụng đảo ngược hiện tượng tái cấu trúc và xơ hóa đường thở, giúp chống viêm từ gốc, chống oxy hóa và ổn định chuyển hóa năng lượng tại ty lạp thể của các tế bào cũng như tăng cường chức năng bảo vệ hệ miễn dịch và niêm mạc của đường hô hấp”.

Sản phẩm còn có chứa các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, bán biên liên và yếu tố vi lượng như: Selen, iod có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm, giảm ho và triệu chứng khó thở do viêm phổi hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm chứa Fibrolysin này còn được chiết xuất bằng công nghệ lượng tử giúp loại bỏ hoàn toàn chất độc hại và đảm bảo chiết được tối đa hoạt chất, giúp sản phẩm phát huy tác dụng tối đa.

Vì vậy, để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm phổi và phòng ngừa bệnh an toàn, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là Fibrolysin mỗi ngày.

Quỳnh Trang

 

TPBVSK Bảo Phế Vương – Dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản

Bảo Phế Vương với thành phần chính là Fibrolysin và nhiều thảo dược (cao xạ đen, chiết xuất nhũ hương, cao bán biên liên, cao tạo giác), hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho, giúp giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản.

XNQC: 000268/2019/ATTP-XNQC

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169.

*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp