- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Ruồi không chỉ gây phiền phức cho con người mà còn mang theo nhiều mầm bệnh nguy hiểm
Những lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết
Những nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường trú ngụ và cách xử trí
Cách diệt trừ sinh vật gây hại theo cách tự nhiên và không độc hại
Dùng thuốc diệt côn trùng sao cho không hại người?
Ruồi, nhặng là loài côn trùng gây hại mang theo nhiều mầm bệnh cho ngôi nhà của bạn. Thông thường, ruồi đẻ trứng vào thức ăn và chất thải hữu cơ trong nhà, nên chúng là nguồn lây truyền của vô vàn căn bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng.
Không chỉ vậy, ruồi còn có khả năng sinh sản rất nhanh nếu không được diệt trừ tận gốc. Việc dùng vợt đập ruồi, bẫy ruồi chỉ có tác dụng tạm thời, nếu bạn bỏ qua các biện pháp ngăn chúng vào nhà cũng như loại bỏ nguồn thức ăn thu hút ruồi.
Xác định và giảm nguồn thu hút ruồi
Trong thời tiết nóng ẩm của mùa Hè, ruồi chỉ mất từ 7-10 ngày để hoàn thành vòng đời (từ trứng đến trưởng thành). Ruồi cái trưởng thành có thể đẻ khoảng 75 trứng trên bất cứ vật liệu hữu cơ nào, từ thức ăn rơi vãi trên sàn, phân của vật nuôi trong nhà đến xác côn trùng. 2 ngày sau, trứng có thể trở thành ấu trùng (còn gọi là giòi), cứ thế mà sinh sôi nhanh chóng trong căn nhà của bạn.
Để diệt ruồi, bạn cần ngăn chăn chu kỳ này bằng cách loại bỏ những ổ đẻ trứng của ruồi. Ruồi thường được thu hút bởi mùi phát ra vật liệu phân hủy, mùi thức ăn như cá, đường mía, sữa, hoa quả lên men… Bạn cần vệ sinh nhà cửa đều đặn để loại bỏ các ổ chứa “hấp dẫn” với ruồi, nhặng bằng cách:
- Đựng rác trong thùng có nắp đậy, vứt rác thường xuyên.
- Dọn sạch thực phẩm rơi vãi trên sàn, đậy và bọc kín những thực phẩm không được bảo quản trong tủ lạnh.
- Không ngâm bát đĩa bẩn trong bồn, chậu rửa bát quá lâu.
- Vệ sinh khu vực ăn, chuồng của chó mèo, thú cưng.
- Không để vòi rỉ nước, loại bỏ những dụng cụ đọng nước, ẩm ướt trong nhà.
Diệt ruồi bằng cơ chế vật lý
Kết hợp với việc giữ vệ sinh nơi ở, bạn cần diệt ruồi trưởng thành bằng các loại bẫy ruồi vật lý (bẫy dính, bẫy điện, bẫy nước). Cơ chế của chúng là sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn, sau đó ruồi sẽ bị nhốt trong bẫy ruồi, bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết.
Phương pháp dân gian như cho nước sạch vào túi nylon, treo ở cửa sổ, cửa ra vào cũng góp phần xua đuổi ruồi. Ruồi bay qua bay lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon đựng nước sẽ sợ và bay xa.
Khi dùng vợt đập ruồi, bạn nên chờ chúng đậu xuống mặt phẳng, sau đó dùng lực ở cổ tay (không cần dùng sức ở vai) để đập chúng. Không nên đập ruồi ở gần khu vực nấu nướng, ăn uống. Bạn cũng nên sát khuẩn, khử trùng vợt đập ruồi sau mỗi lần sử dụng.
Dùng hóa chất diệt ruồi thận trọng
Ngoài các phương pháp vật lý, nhiều gia đình còn sử dụng biện pháp hóa học như bả diệt ruồi, thuốc phun tồn lưu, phun không gian để diệt ruồi. Các biện pháp này có tác dụng nhanh chóng, nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra tình trạng kháng hóa chất, kháng thuốc ở ruồi.
Bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, phân biệt thuốc diệt ruồi dùng trong và ngoài nhà để tránh tình trạng ngộ độc hóa chất. Sản phẩm diệt côn trùng chứa pyrethrin (chiết xuất từ cây họ Cúc) khá an toàn, ít độc với con người, nhưng có thể gây hại cho chó mèo ở liều lượng lớn.
Dichlorvos là một loại chất lỏng bay hơi được dùng để diệt ruồi, muỗi và côn trùng biết bay. Lưu ý không nên đặt dụng cụ chứa dichlorvos trong phòng có trẻ em, người cao tuổi, phòng không thông thoáng và không nên sử dụng liên tục vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bình luận của bạn