Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

Bơ động vật và bơ thực vật đều có ưu và nhược điểm

12 cách thay thế khi không ăn được bơ động vật

Vì sao bạn nên hạn chế ăn bơ thực vật?

Dầu olive có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do chứng mất trí nhớ

Chế độ ăn Địa Trung Hải kết hợp dầu olive giảm nguy cơ ung thư vú

Theo New York Post, bơ động vật và bơ thực vật đều được nhiều người Mỹ ưa chuộng, nhưng về mặt dinh dưỡng thì chúng không giống nhau.

Đúng như tên gọi của nó, bơ động vật được làm từ sữa động vật; Bơ thực vật có nguồn gốc từ dầu thực vật và nước, thường được bổ sung thêm chất nhũ hóa (chất phụ gia thực phẩm giúp các sản phẩm có chứa các thành phần thực phẩm không thể trộn lẫn như dầu và nước có thể kết hợp với nhau) và hương liệu.

Trước khi phết một ít bơ lên bánh mì nướng hoặc cho một ít vào chảo, bạn hãy xem xét một số thông số sức khỏe của hai loại bơ này:

 

- Bơ động vật: Theo chuyên dinh dưỡng người Mỹ Jillian Kubala, bơ động vật được làm từ sữa với hương vị béo ngậy. Loại bơ này chứa chất béo bão hòa, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bổ sung quá mức. Trong một thìa canh bơ động vật chứa 102 kcal calo; 11,5gr tổng lượng chất béo; 7,3gr chất béo bão hòa; 31mg cholesterol; 86mg natri.

- Bơ thực vật: Jillian Kubala nhấn mạnh, hàm lượng dinh dưỡng của bơ thực vật thay đổi tùy thuộc vào nhãn hiệu và loại bơ bạn sử dụng. Một số ít sản phẩm trên thị trường được gắn mác là bơ thực vật nhưng có thể chứa các sản phẩm từ động vật, khiến chúng không phù hợp với chế độ ăn thuần chay. Các thông số dinh dưỡng của bơ thực vật trong một thìa canh cụ thể như sau: 101 kcal calo; 11,5gr tổng lượng chất béo; 1,9gr chất béo bão hòa; 0mg cholesterol; 0,2gr chất béo chuyển hóa.

Theo Jillian Kubala, giống như nhiều cuộc thảo luận trong lĩnh vực dinh dưỡng, không thể đưa ra lựa chọn rõ ràng. Bởi cả hai đều có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể, bơ động vật là một sản phẩm tự nhiên nhưng chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Mặt khác, bơ thực vật có ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn nhưng có thể chứa chất béo chuyển hóa, cũng có liên quan đến bệnh tim. Vị chuyên gia này lưu ý rằng, khi mua bơ thực vật bạn cần đọc kĩ nhãn và nên chọn loại có nhãn không chứa chất béo chuyển hóa.

“Để được hướng dẫn cá nhân hóa hơn về các lựa chọn dinh dưỡng và chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng", Jillian Kubala nói.

 

Trong những năm gần đây, bơ thuần chay (vegan butter) ngày càng trở nên phổ biến và chúng có thể là một lựa chọn thông minh ngay cả khi bạn không ăn chay hoặc mắc chứng không dung nạp sữa. Bơ thuần chay thường được làm từ nhiều loại dầu thực vật khác nhau, chẳng hạn như: Dầu dừa, dầu đậu nành hoặc dầu bơ. Để làm cho chúng có vị giống bơ hơn và có kết cấu phù hợp, người ta thường thêm chất nhũ hóa và hương liệu vào. Giống như bơ truyền thống, bạn có thể dùng bơ thuần chay để phết, nấu và nướng bánh.

Nếu bạn đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn, hãy cân nhắc các sản phẩm bơ thuần chay hoặc dùng dầu olive. Bơ thuần chay thường ít chất béo bão hòa và dầu olive rất giàu chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim.

Chuyên dinh dưỡng người Mỹ Jillian Kubala lưu ý, trong số các lựa chọn thay thế, dầu olive là lựa chọn tốt nhất với sức khỏe. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 trên Tạp chí của Đại học tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy những người dùng hơn 1/2 thìa canh (7gr) dầu olive mỗi ngày được phát hiện có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, ung thư, thoái hóa thần kinh và bệnh về đường hô hấp thấp hơn.

Lê Tuyết (Theo New York Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp