Bà bầu bổ sung calci thế nào cho đúng?

Bà bầu cần bổ sung calci theo chỉ định của bác sỹ

Sỏi thận khi mang thai có nên bổ sung calci?

Đâu là nguyên nhân khiến bạn bị thiếu calci?

Tại sao người cao tuổi bổ sung calci mà vẫn không thấy hiệu quả?

Bổ sung calci có giúp xương gãy nhanh lành?

 M bu cn b sung calci cho cơ th như thế nào?

Bổ sung calci đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa loãng xương và giúp thai nhi có bộ xương và răng chắc khỏe. Bạn có thể bổ sung calci qua thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc thuốc bổ sung calci cho bà bầu. Nhưng cách tốt nhất là bổ sung calci qua thực phẩm.

Sữa là nguồn cung cấp lượng calci tương đối cao vì vậy bà bầu nên uống nhiều sữa để bổ sung calci. Các thức ăn hải sản như tôm, cua, ngao, sò và trứng hàm lượng calci cũng khá phong phú. Tuy vậy, không phải ăn vào bao nhiêu calci thì cơ thể hấp thu được hết. Vì vậy ngoài việc bổ sung calci qua thực phẩm bà bầu có thể bổ sung calci bằng các loại thuốc có calci. Tuy nhiên mang thai bao nhiêu tuần nên uống calci và uống như thế nào đều phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh quá liều.

Bà bầu có thể bổ sung calci qua thực phẩm và viên uống bổ sung

Nên bổ sung calci với liều lượng bao nhiêu?

Bà bầu cần bổ sung calci trong suốt thời kỳ mang thai. Mỗi giai đoạn sẽ cần phải bổ sung một lượng calci thích hợp như sau:

- Nhu cầu calci 3 tháng đầu thai kỳ: 800mg/ngày (các tuần: 1-> tuần thứ 14)

- Nhu cầu calci 3 tháng đầu giữa thai kỳ: 1000mg/ngày (tuần: 15-> đến tuần  28)

- Nhu cầu calci cho 3 tháng cuối thai kỳ (tháng 7, 8, 9): 1500mg/ngày (tuần: 29-> tuần 40)

Bà bầu uống bổ sung calci khi nào?

Khi bổ sung calci bằng đường uống, tốt nhất nên uống sau bữa sáng hoặc sau bữa trưa 1 tiếng đồng hồ. Tránh uống calci vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ. Không uống calci cùng thời điểm với sắt.

Bà bầu nên uống calci sau bữa sáng 1 tiếng đồng hồ

Bà bầu nên lựa chọn loại calci nào?

Khi lựa chọn viên uống bổ sung calci, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

- Nếu bà bầu không có bệnh lý gì thì dùng calci loại nào cũng được. Nhưng người có thai bị tăng huyết áp, tiền sản giật thì cần thận trọng khi dùng các loại calci có lẫn natri.

- Nếu bà bầu bị đái tháo đường thì cần thận trọng khi dùng calci có hàm lượng đường cao.

- Bà bầu bị dạ dày không nên dùng calci carbonate

Bà bầu nên lựa chọn loại calci phù hợp với tình trạng sức khỏe

- Nếu phải bổ sung calci trong thời gian dài thì không nên dùng calci có gốc lactate

- Nếu có tiền căn bị sỏi thận, cần hỏi lại bác sỹ niệu khoa loại sỏi thận bạn đang mắc để có chế độ bổ sung calci phù hợp.  

Khi uống calci bà bầu nên tránh ăn thực phẩm nào?

- Không uống đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê và một số loại thực phẩm khác có chứa quá nhiều acid phosphoric vì những chất này không những không hỗ trợ tổng hợp calci mà còn giúp đào thải calci ra khỏi cơ thể.

- Nên hạn chế ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao vì nó làm giảm khả năng hấp thụ calci của cơ thể.

- Nên tránh một số loại thực phẩm có chứa acid phytic như bột chưa lên men hay một số loại rau (măng, đậu nành, hành …) có thể kết hợp với calci thành các chất không hòa tan ảnh hưởng đến sự hấp thu calci của cơ thể.

Nhu cầu calci ở mỗi phụ nữ mang thai là khác nhau, vì thế mẹ sẽ được bác sỹ cho làm các xét nghiệm cần thiết để đo mức calci, từ đó quyết định liều lượng cần bổ sung một cách hợp lý nhất. Mẹ tuyệt đối không tự ý mua calci về uống bởi thừa calci cũng có thể gây hại rất lớn (thai nhi dễ bị tăng calci máu, thóp bị kín sớm sau khi ra đời, xương hàm dễ bị biến dạng, rộng và nhô ra trước...; Người mẹ thừa calci thì có thể bị calci hóa động mạch hay sỏi tiết niệu).
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp