Số ca mắc COVID-19 ngày 10/3 giảm nhẹ so với hôm qua
Đưa kháng thể đơn dòng Evusheld vào dự phòng COVID-19
Tái mắc COVID-19 trong thời gian ngắn, nguy cơ cao không?
Trái cây nào tốt cho phổi sau mắc COVID-19?
Việt Nam tròn 1 năm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tính đến 16h ngày 10/3, cả nước ghi nhận thêm 160.676 ca mắc COVID-19 mới, giảm gần 4.000 F0 so với hôm qua. Hà Nội ghi nhận thêm hơn 30.000 ca mắc mới trong ngày hôm nay. Bình Định, Thanh Hoá và Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung hơn 57.000 F0.
Theo bản tin của Bộ Y tế, ngày 10/3, Nghệ An ghi nhận thêm 11.141 ca mắc trong vòng 24 giờ. UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản về việc thành lập Khu thu dung và triển khai tiếp nhận bệnh nhân mắc các bệnh lý kèm nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Tỉnh cho phép các cơ sở khám chữa bệnh công lập từ tuyến huyện trở lên (bao gồm cả các Bệnh viện chuyên khoa) được tổ chức tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân mắc các bệnh lý (có kèm theo nhiễm COVID-19), đủ tiêu chuẩn điều trị nội trú tại đơn vị.
Bộ Y tế vừa có dự thảo lấy ý kiến về yêu cầu phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh. Theo đó, Bộ Y tế đưa ra đề xuất người nhập cảnh Việt Nam không cần phải có xác nhận đã tiêm chủng vaccine phòng chống COVID-19 hoặc đã khỏi COVID-19, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Cụ thể, người nhập cảnh theo đường hàng không cần kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh về Việt Nam; Không cần thực hiện xét nghiệm sau khi nhập cảnh, nhưng tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như người đã/đang lưu trú tại Việt Nam.
Theo VOV, trong ngày 10/3, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành văn bản chỉ đạo về việc không yêu cầu xét nghiệm COVID-19, giấy xác nhận đã tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và giấy xác nhận đã khỏi bệnh đối với người dân từ Ukraine về địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (54 tuổi) ngộ độc do uống nhầm cồn. Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau đầu, mờ mắt, chóng mặt. Trước đó, gia đình bệnh nhân mua cồn 70 độ tại hiệu thuốc gần nhà với mục đích sát khuẩn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Chống độc cho thấy sản phẩm có nồng độ cồn công nghiệp methanol là 56%.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, loại cồn sát trùng phổ biến là ethanol, còn cồn công nghiệp methanol là hóa chất độc hại không được dùng để sát trùng trong y tế. Ông khuyến cáo người dân khi mua cồn về sát trùng phải xem kỹ các thông tin trên nhãn mác, đặc biệt về công dụng, thành phần cụ thể rõ ràng để tránh sử dụng nhầm mục đích và dễ gây hại cho sức khỏe.
Bình luận của bạn